Đổi thế, thay thời

Thứ năm, ngày 16/02/2012 08:54 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Cả hai cuộc gặp cấp cao vừa qua của EU với Ấn Độ và Trung Quốc mừng vui ít, ngậm ngùi nhiều đối với EU.
Bình luận 0

Cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công ở nhiều quốc gia thành viên đã khiến EU không chỉ buộc EU bận rộn trước hết với chính mình, mà còn làm EU trở nên yếu thế hơn trước trong quan hệ với hai đối tác châu Á kia. Cuộc khủng hoảng ấy cũng là chủ đề trọng tâm trên trong chương trình nghị sự của cả hai cuộc cấp cao ở New Dehli và Bắc Kinh.

Mức độ sâu sắc của cuộc khủng hoảng và kết quả rất hạn chế của quá trình tự giải cứu đến nay đã khiến EU phải tranh thủ đối tác để tìm kiếm sự hậu thuẫn từ bên ngoài. Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng cũng như nhóm BRICS (bao gồm thêm cả Nga, Brazil và Nam Phi) - cùng với các nền kinh tế mới nổi khác nữa nói chung đều là những địa chỉ mà giờ EU phải tìm đến. Trong các cặp quan hệ này đều đang diễn ra tình trạng thay thời đổi thế.

Mọi chủ đề nội dung khác đều được đề cập, nhưng chỉ để EU trang trải dư luận nội bộ chứ không nhằm gây áp lực để giải quyết, không được dành ưu tiên hàng đầu và coi là tiêu chí để đánh giá thành công hay thất bại của cuộc cấp cao thường kỳ.

Nhưng cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc cũng lại đều cần tranh thủ EU. EU vẫn là đối tác kinh tế thương mại quan trọng nhất của cả hai và thế cũng như thời chưa đổi thay đến mức hai đối tác này nổi trội hơn EU về mọi phương diện. Giúp EU không chỉ là giúp chính mình mà còn là đầu tư vào tương lai. Cho nên đồng thuận và hài hoà được phô trương, cam kết hỗ trợ nhau được thể hiện và thoả thuận lớn bé, ít nhiều vẫn được ký kết. Kết quả ấy đâu có phải không đáng kể gì đối với cả ba bên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem