Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có quyết định rút Mỹ khỏi thoả thuận hạt nhân Iran khiến nhiều nước thấy thất vọng.
Chúng ta đã hết hợp đồng rồi
Năm 2015, John Bolton- lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã vạch ra một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn Iran xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Ông tuyên bố trên tờ New York Times: “Kết luận không thể tránh khỏi là Iran sẽ không thương lượng chương trình hạt nhân của mình, ngược lại sẽ xây dựng một cơ sở hạ tầng vũ khí quy mô hơn. Sự thật dù là bất tiện, nhưng chỉ có hành động quân sự như cuộc tấn công năm 1981 của Israel vào lò phản ứng Osirak của Saddam Hussein ở Iraq hoặc phá hủy lò phản ứng Syria năm 2007 do Triều Tiên thiết kế và xây dựng, mới có thể đạt được những gì cần thiết. Thỏa thuận, nói cách khác, là có thể không có thỏa thuận”.
Và bây giờ, quan điểm bảo thủ đó của John Bolton đã thắng. Cuộc đàm phán đã hết. Trong việc bãi bỏ thỏa thuận hạt nhân ngày 9.5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đứng về phía Bolton, người đứng gần đó cùng với Phó Tổng thống Mike Pence, một ‘kẻ thù lâu năm’ khác của thoả thuận hạt nhân Iran.
Những lời hùng biện của Tổng thống Trump không quá bất ngờ. "Khủng khiếp" và "điên rồ" là một vài trong số các từ ngữ mà ông Trump đã sử dụng để mô tả thỏa thuận. Lý do cho sự phê phán kịch liệt này dường như khá đơn giản: Thoả thuận được thương lượng bởi người tiền nhiệm Barack Obama. Cho dù Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh Quốc gia H. R. McMaster có cố gắng để điều hành và duy trì thoả thuận, thì với quyết tâm của Trump, họ đã được thay thế bằng ‘những con diều hâu kiên định’ như Mike Pompeo và John Bolton. Với việc làm này, ông Trump đã loại bỏ bất kỳ trở ngại nội bộ nào để tiến tới quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhưng liệu Trump sẽ thực sự làm được gì sau quyết định huỷ bỏ thoả thuận nói trên vẫn là một câu hỏi mở. Nhiều nhận định nói rằng, sau quyết định của Trump là một tham vọng thay đổi chế độ ở Iran. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn cả.
Nhận xét của Trump trong ngày 9.5 là một ví dụ cụ thể. "Mỹ không còn gây ra mối đe dọa trống rỗng", ông Trump nói. Nhưng thực tế, ông Trump không bao giờ thực sự nói rõ ràng về những gì ông đang đe dọa. Một cuộc xâm lược Iran chăng? Một chiến dịch ném bom chăng? Kích hoạt Iran ra khỏi thỏa thuận ngân hàng quốc tế SWIFT chăng?
Về phần mình, ông Bolton nói rằng chính quyền sẽ theo đuổi những mục tiêu khó khăn nhất có thể bóp nghẹt nền kinh tế Iran: “Quyết định mà tổng thống đã ký hôm nay đặt lệnh trừng phạt trở lại ngay lập tức. ... Chúng ta đã hết hợp đồng rồi. "
Đẩy Trung Đông vào bất ổn
Tổng thống Iran tuyên bố sẽ có hành động đáp trả.
Trump bảo vệ động thái của mình bằng cách nói rằng nó sẽ giúp ngăn chặn một Trung Đông hạt nhân: “Nếu tôi cho phép thỏa thuận này duy trì, sẽ sớm có một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông.”
Nhưng ngược lại, nếu Iran tăng gấp đôi nỗ lực của mình, thì Saudi Arabia và các nước khác sẽ tìm cách ngăn chặn chính mình, càng sớm càng tốt. Triển vọng rằng Iran sẽ sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới thay cho thoả thuận mà Washington đã đơn phương bãi bỏ hiện tại dường như rất nhỏ.
Có lẽ tác động quan trọng nhất từ động thái của Trump là ông đã đặt con dấu của chính mình vào chính sách Trung Đông của chính quyền Trump. Hậu quả của một nước Mỹ trong vòng xoáy Trung Đông đầy hỗn loạn, bạo lực và thù địch này thật khó mà tưởng tượng. Trump giờ đây sẽ được đo lường bằng sự thành công hay thất bại trong cách tiếp cận của ông đối với cả Iran và Triều Tiên. Tuần tới sẽ cho thấy liệu ông Trump có thực sự tìm kiếm chính sách khôi phục hoặc ngăn chặn hay không. Chỉ biết rằng, Đảng Dân chủ ngay lập tức tuyên bố rằng động thái đối với Iran của Trump là một "sai lầm lịch sử". Và cũng ngay lập tức quyết định của Trump đã gây những phản ứng thất vọng ở nhiều nước. Chỉ một vài đồng minh của Mỹ trong khu vực Trung Cận Đông, đặc biệt là Israel, tán đồng .
Lên tiếng sớm nhất là ba nước Liên minh Châu Âu. Những đồng minh gần gũi của Mỹ là Pháp, Đức và Anh đã ra ngay thông cáo chung, tỏ ý lấy làm tiếc và lo ngại về quyết định của tổng thống Trump, đồng thời khẳng định quyết tâm duy trì cam kết với Iran song song với việc nỗ lực tìm kiếm khả năng soạn thảo một thỏa thuận mới.
Nga cho biết hết sức thất vọng với quyết định của tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận đã ký. Nga cũng khẳng định sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran còn lại, cũng như vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Iran trên nhiều lĩnh vực.
Ở khu vực Trung Cận Đông, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại sự mất ổn định và các xung đột mới ở Trung Đông. Trong khi đó, thông báo của tổng thống Donald Trump đã nhận được sự tán thưởng của Ả Rập Xê Út và đặc biệt là Israel. Ngay sau khi tổng thống thống Mỹ kết thúc tuyên bố tại Washington, thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu đã phát biểu trên truyền hình, ca ngợi tổng thống Trump đã có một ‘quyết định can đảm’. Thủ tướng Netanyahu tuyên bố : ‘Israel ủng hộ hoàn toàn quyết định can đảm của tổng thống Donald Trump bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với Teheran’.
Ngày 9.5, hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami khẳng định, nước này không thể bị đe dọa về mặt quân sự bởi bất kỳ cường quốc nước ngoài nào. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.