Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đầu tư 230 tỷ đồng thực hiện đề án OCOP
Theo đó, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Phát triển nghề trồng nấm rơm; ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thóc giống chất lượng cao; thuốc bảo vệ thực vật sinh học...
Tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án "Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP", do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Thiềng- Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: Việc triển khai thực hiện đề án trên nhằm hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn.
Đồng thời, việc thực hiện Chương trình OCOP cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng "Chính phủ kiến tạo và hành động", "Quốc gia khởi nghiệp" của Chính phủ, qua đó quảng bá các sản phẩm, nâng tầm hình ảnh của huyện Đông Anh và người dân trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Sản phẩm OCOP mang lại nguồn thu "khủng"
Theo Đề án "Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP", tổng kinh phí dự kiến là 230 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 34,5 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của các chủ thể là 195,5 tỷ đồng.
"Thời gian tới, Đông Anh cần tập trung phát triển thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân làm động lực chính trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng phát huy năng lực nội sinh, nâng cao thu nhập, đời sống cho cộng đồng…".
Ông Nguyễn Văn Chí
Về hiệu quả kinh tế của đề án, ông Nguyễn Văn Thiềng cho hay, đây là cơ sở để các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh được củng cố, phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế, đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong đề án nêu, dự kiến giá thành sản phẩm tăng khoảng 40 - 60%; tăng trưởng sản xuất kinh doanh hàng năm trên 15%.
Dự kiến tổng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2020 - 2025 của 100 sản phẩm hiện có tham gia vào đề án như sau: Doanh thu dự kiến đạt 2.761 tỷ đồng; doanh thu bình quân hàng năm là 460,3 tỷ đồng, tăng 40% so với hiện nay. Lợi nhuận dự kiến đạt 698,25 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân hàng năm 116,37 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với hiện nay.
Tại hội nghị, TS Đinh Hạnh, thành viên Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ TP.Hà Nội cho rằng cần làm rõ hơn về các giải pháp trong thực hiện đề án. Trong đó, tập trung lưu ý đến giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách thành phố và ngân sách của huyện, theo TS Đinh Hạnh, cần phải khai thác triệt để nguồn vốn từ các chủ thể sản xuất, cộng đồng các doanh nghiệp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.