Pháo đài Đông Ninh xây dựng mùa thu năm 1935. Khi đó quân Nhật xây dựng công trình này là để phòng thủ Liên Xô tấn công. Tuyến phòng thủ này được xưng là “phòng tuyến Maginot phương Đông”, do 17 vạn người xây dựng. Chính diện của nó rộng hơn 120 km, chiều sâu 55 km, quy mô cực lớn.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/2-2018/images/2018-04-23/dong-Ninh--Phao-dai-bat-kha-xam-pham-cua-Nhat-tren-dat-Trung-Quoc-phao-dai-01-1524459341-width640height410.jpg)
Trong 14 năm chiến tranh xâm lược Trung Quốc, quân Nhật ở vùng đông bắc Trung Quốc và biên giới với Liên Xô đã xây dựng rất nhiều pháo đài và đồn lũy.
Năm 1945, sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, đại đa số quân Nhật đầu hàng, nhưng còn có một bộ phận quân Nhật chạy trốn vào trong pháo đài, thà chết không hàng mà Liên Xô cũng không có cách gì. Họ không muốn sau khi Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng rồi mà vẫn phải mất công tấn công pháo đài. Do vậy chỉ bao vây pháo đài mà không tấn công, hy vọng quân Nhật tự chui ra.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/2-2018/images/2018-04-23/dong-Ninh--Phao-dai-bat-kha-xam-pham-cua-Nhat-tren-dat-Trung-Quoc-phao-dai-02-1524459341-width595height237.jpg)
Những quân Nhật trốn trong pháo đài tuy có thể thoát được sự tấn công của Liên Xô nhưng lại không được cấp dưỡng nên phải ăn các loại động vật dưới đất. Cuối cùng không thể không ăn ngay cả thi thể đồng đội. Quân Nhật kiên trì như vậy trong thời gian mấy tháng trời mới có người dần dần từ trong pháo đài đi ra.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.