Có thể có những dấu hiệu cải thiện vào nửa sau của năm, giúp tăng trưởng cả năm 2013 cao hơn năm 2012 nhưng không đáng kể (khoảng 5,2 – 5,3%). Lạm phát trong năm 2013 phụ thuộc nhiều vào diễn biến khó dự báo của giá lương thực – thực phẩm, lạm phát lõi và ảnh hưởng trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2012.
“Lạm phát có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Tăng giá điện vào cuối tháng 12.2012 và sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu vào giữa năm 2013 chắc chắn đóng góp vào mức tăng giá trong năm 2013” - TS Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm nghiên cứu - Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) dự báo.
Ông Thành cũng phân tích thêm: Chính sách điều hành kinh tế sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường. Chính sách tiền tệ có thể tiếp tục được mở rộng một cách thận trọng... Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đưa ra dự báo năm 2013, GDP chỉ có thể đạt được 4-5% nhưng cần lưu ý trong các năm tới, vốn đầu tư có còn tiếp tục duy trì tăng trưởng như 2012 không. Bên cạnh đó, có thể nhìn thấy nền kinh tế đang suy giảm cả từ phía cung lẫn cầu do nhà đầu tư, người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu, khó có khả năng mở rộng sản xuất. Lạm phát năm 2013 có thể hướng tới 10%.
Phương Hà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.