Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bác sĩ Lê Minh Hiếu, khoa Nội cơ xương khớp (Bệnh viện Quân đội 108) cho biết, viêm gân gót chân (viêm gân Achilles) là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là những vận động viên chuyên nghiệp. Tổn thương này gây đau đớn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Theo bác sĩ Hiếu, viêm gân gót chân gây ra bởi các vi chấn thương lặp đi lặp lại hình thành trong quá trình sinh hoạt và vận động mạnh.
Ngoài ra, theo thời gian, cấu trúc của gân cũng bị yếu dần dẫn đến tăng khả năng chấn thương, đặc biệt ở nhóm người có cường độ lao động mạnh không thường xuyên.
Theo bác sĩ Hiếu, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gân, bao gồm:
Giới tính: Bệnh phổ biến ở nam giới.
Tuổi tác: Người càng lớn tuổi nguy cơ bị viêm gân Achilles sẽ càng cao. Vì khi đó, máu lưu thông tới khu vực gân bàn chân đã giảm. Tình trạng này làm cho gân gót chân mất đi sự linh hoạt, dẻo dai và đàn hồi. Vì thế, bất kỳ tác động nào diễn ra cũng có khả năng làm tổn thương gân Achilles.
Người mắc hội chứng bàn chân bẹt: Những người này có nguy cơ bị viêm gân gót chân cao. Nguyên nhân là do sức nặng cơ thể khi đó sẽ đổ dồn nhiều lên gân gót chân, tạo áp lực lớn lên khu vực này, dễ gây viêm gân Achilles.
Mắc các bệnh lý: Người bệnh vảy nến hay tăng huyết áp có tỷ lệ gân gót chân bị viêm cao hơn so với người không mắc bệnh.
Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh như Fluoroquinolones có thể làm gia tăng nguy cơ viêm gân gót chân Achilles.
Bác sĩ Hiếu cho biết, cơn đau liên quan đến viêm gân Achilles thường bắt đầu như một cơn đau nhẹ ở mặt sau của chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao khác. Các đợt đau dữ dội hơn có thể xảy ra sau khi chạy, leo cầu thang hoặc chạy nước rút trong thời gian dài.
Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau hoặc cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, tình trạng này thường cải thiện khi hoạt động nhẹ.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể khám cận lâm sàng và chỉ định thực hiện các chiếu chụp, siêu âm để đánh giá tổn thương.
"Hầu hết các trường hợp viêm gân gót chân có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần đến sử dụng thuốc, can thiệp tiêm tại chỗ hoặc phẫu thuật sửa chữa phần gân bị rách.
Tuy nhiên, nếu để mặc sẽ khiến các tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn và phục hồi khó khăn hơn. Do đó, khi đi chơi thể thao về gặp các triệu chứng đau nhức ở gót chân thì đừng chủ quan, cần đi thăm khám để phát hiện tổn thương và điều trị kịp thời", bác sĩ Hiếu nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.