“Dược liệu quý chảy máu”: Bộ Y tế cũng có trách nhiệm

Thứ sáu, ngày 15/04/2011 18:11 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sau khi NTNN đăng loạt bài điều tra “Dược liệu quý chảy máu”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Vũ Khánh- Vụ trưởng Vụ Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), xung quanh vấn đề này.
Bình luận 0

Ông Phạm Vũ Khánh cho biết:

Việc buôn bán, trao đổi dược liệu giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra từ lâu, người dân khai thác bán dược liệu cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nên hướng dẫn để người dân tuân theo quy luật cung cầu, bán đúng giá trị, đồng thời nên có cách khai thác dược liệu phù hợp. Về nguyên tắc, khi thu hái người dân cần phải bảo tồn, lưu giữ nguồn gen.

img

Người dân Cao Bằng khai thác dược liệu ồ ạt mà không có sự quản lý của địa phương.

Có thể do thời gian qua một số người vì hám lợi đã tận thu triệt để nguồn dược liệu, có khi đánh cả gốc lẫn rễ; khai thác dược liệu không có kế hoạch bảo tồn và phát triển dẫn tới nguy cơ rừng bị phá, làm biến mất những nguồn dược liệu quý. Về lâu dài điều này sẽ tác động xấu đến ngành sản xuất thuốc đông dược trong nước, làm giảm đáng kể nguồn nguyên liệu.

Hình như vai trò của địa phương và các cơ quan Nhà nước trong vấn đề quản lý dược liệu vẫn còn khá mờ nhạt, thưa ông?

Bộ Y tế sẽ có kế hoạch tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của việc khai thác dược liệu đi đôi bảo tồn. Bộ cũng sẽ có chương trình hành động, kêu gọi sự hợp tác của các bộ ngành để cùng phát triển vùng dược liệu bền vững, xây dựng một nền y học cổ truyền tiên tiến, hiện đại.

- Có thể nói địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn dược liệu. Hiện nay theo chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương phải có biện pháp chủ động quản lý, kiểm soát nguồn dược liệu. Cơ quan quản lý địa phương cũng phải có chính sách tuyên truyền để người dân phương pháp thu hái dược liệu đúng cách, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng "chảy máu" về dược liệu, phía Bộ Y tế cũng có phần trách nhiệm. Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi sẽ tham mưu cho Bộ Y tế đề ra một chiến lược xây dựng, phát triển nguồn dược liệu phục vụ cho công tác phát triển ngành y dược cổ truyền giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Có ý kiến cho rằng, để "chảy máu" dược liệu là do chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để kiểm soát. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Vấn đề kiểm soát, xuất nhập khẩu dược liệu có liên quan đến nhiều bộ, ngành... Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là chúng ta chưa có một chế tài đủ mạnh để xử lý tình trạng xuất khẩu dược liệu ồ ạt. Bản thân Chi cục Kiểm lâm cũng không thể xử lý cụ thể những người tận thu dược liệu vì hiện nay các quy định cũng chưa rõ ràng, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc xử lý liên quan đến các vụ phá rừng.

Vậy thời gian tới, vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào?

- Theo đề án phát triển y học dược cổ truyền từ nay đến năm 2020 đã được phê duyệt, Chính phủ sẽ xây dựng chính sách ưu tiên cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh trồng dược liệu nhằm xoá đói giảm nghèo, phát triển bảo tồn vùng dược liệu một cách bền vững.

Nhiệm vụ trọng tâm là giao cho các địa phương quy hoạch vùng sản xuất dược liệu phù hợp với tình hình cụ thể về địa hình và khí hậu. Đặc biệt, phải xây dựng cho được vùng bảo tồn và phát triển với 40 loại dược liệu cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đông dược trong nước. Về lâu dài, đề án cũng hướng tới mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng dược liệu cho giá trị kinh tế cao.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem