Dược liệu
-
Hơn 10 năm trước, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) công bố dược tính của cây xáo tam phân có tác dụng ức chế 5 dòng tế bào ung thư. Điều này khiến người dân địa phương và các tỉnh lân cận ùn ùn kéo nhau về khu vực núi Hòn Hèo (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) khai thác xáo tam phân khiến nguồn dược liệu quý...
-
Trong mùa thu hoạch hai loại cây dược liệu chính là cây ba kích và cây đẳng sâm năm nay, gia đình ông Cơlâu Nhiên (ở thôn Ariêu, xã Trhy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-nơi tiếp giáp với huyện Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông - Lào) có thêm nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ bán sản phẩm dược liệu cho thương lái.
-
Một doanh nghiệp đã chính thức đưa nhiều sản phẩm quý hiếm như, đông trùng hạ thảo, sâm Ngọc Linh, yến sào, trầm hương Hồng Phúc, các loại nấm, các sản phẩm OCOP, đặc sản và dược liệu Quảng Nam ra tận Quảng Bình để trao tay đến với người tiêu dùng.
-
Sinh ra tại "làng dược liệu" Nghĩa Trai, xã Tân Quang (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), chị Đỗ Thị Hoa đã sớm bộc lộ đam mê cây thuốc Nam. Đến nay, HTX do chị làm Giám đốc đã nổi tiếng gần xa, lãi 4,5 tỷ đồng/năm. Năm 2024, chị được bình chọn nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc.
-
Từ nhu cầu sử dụng cây dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tăng cao trong thời gian qua, Cơ sở sản xuất và kinh doanh cao dược liệu Minh Nhi, thôn Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, đưa vào trồng thử nghiệm cây dây thìa canh ở vùng Cùa.
-
Từ hiệu quả kinh tế của cây trà hoa vàng và cây khôi nhung đem lại xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu; thành lập các cơ sở liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các sản phẩm dược liệu đặc trưng đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
Sâm bảy lá một hoa, sâm Puxailaileng và nhiều loài thảo dược quý khác đang được cư dân, doanh nghiệp và các nhà khoa học ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) bảo tồn, nhân giống và phát triển.
-
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều mô hình sản xuất dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cây ba kích, củ có công dụng bổ thận tráng dương của nhà bà Hà, xã Bắc Bình (huyện Lập Thạch) đang cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp.
-
Từ 1 hộ thử nghiệm trồng sâm 7 lá 1 hoa, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, hiện nay, nông dân ở xã Tam Hợp (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) tiếp tục nhân rộng diện tích tại vườn của 4 hộ khác. Sau 5 năm triển khai, người dân vùng biên Tam Hợp đã bắt đầu có thu nhập từ loài dược liệu quý này.