Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục lùi ngày vận hành chính thức sang 2020

Minh Hiếu Thứ sáu, ngày 03/01/2020 09:34 AM (GMT+7)
Sau nhiều lần dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông "lỡ hẹn" ngày vận hành chính thức trong năm 2019 và tiếp tục lùi hạn khánh thành sang năm 2020 dù chỉ còn 1% khối lượng xây dựng và các thủ tục nghiệm thu hoàn chỉnh.
Bình luận 0

img

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Tính tới thời điểm hiện tại, Tư vấn độc lập ACT (Pháp) đã hoàn thành thêm một số báo cáo đánh giá an toàn (từ 6 lên 9 báo cáo). Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm cũng đã hoàn thành việc cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời cho 13 đoàn tàu của dự án để có thể vận hành toàn hệ thống. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động chính thức do còn một số hạng mục vẫn chưa thể hoàn thành.

Theo Ban Quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT), hiện các hạng mục xây dựng trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng; các hạng mục thiết bị đã lắp đặt khoảng 90%, vật tư thiết bị đã nhập khẩu, chuyển đến công trường đạt khoảng 99% (chưa bao gồm thiết bị dự phòng), đã căn chỉnh đồng bộ và chạy thử được 5 chuyên ngành liên quan đến chạy tàu.

Dự án hiện còn 1% khối lượng xây dựng còn lại và các thủ tục nghiệm thu hoàn chỉnh để kết thúc dự án nhưng đều ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu tổng thể từng hạng mục và toàn dự án, gồm: lắp đặt mái che thang cuốn tại nhà ga, thoát nước ga vành đai 3, hệ thống phòng cháy chữa cháy, lắp đặt hoàn thiện liên hoàn nhiều hệ thống thiết bị, vận hành thử toàn bộ hệ thống… Do đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ tiếp tục lùi hạn khánh thành dù đã sang năm 2020.

Trong khi đó, Bộ GTVT cho rằng, dự án làm đến đâu, tập hợp hồ sơ đến đó sẽ rút ngắn được thời gian. Tuy vậy, tổng thầu lại làm hiện trường nhiều hơn, sau đó mới tập hợp nên mất nhiều thời gian. Kết thúc năm 2019, Bộ GTVT yêu cầu phải hoàn thành đánh giá an toàn hệ thống mới nhận bàn giao, trong khi tổng thầu khẳng định dự án đã hoàn thành 100%, nên bàn giao ngay. Về yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, tổng thầu khẳng định không có hồ sơ để giao nộp.

Đại diện bộ GTVT cho biết, lý do chính khiến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa thể đi vào hoạt động thương mại là do tổng thầu EPC của dự án là công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc chưa hoàn tất được hồ sơ để vận hành khai thác thương mại. Hiện, bộ vẫn đang tiếp tục làm việc với lãnh đạo cấp cao của đơn vị tổng thầu để yêu cầu đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế dự án được duyệt nhằm đáp ứng các yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống theo yêu cầu của đơn vị tư vấn.

Được biết, để thu hút được người dân sử dụng dịch vụ vận tải công cộng, Hà Nội đang tìm cách giảm phương tiện cá nhân thông qua việc đầu tư, phát triển các phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt đô thị, xe buýt nhanh...

Đồng thời, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT. Tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng. Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp; triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem