Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, DN Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường gần 500 triệu dân, GDP bình quân đầu người khoảng 35.000 USD, với mức thuế 0%.
Trong đó, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế (70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU). Sau 7 năm, 99,2% số dòng thuế (99,7% kim ngạch xuất khẩu) sẽ được xóa bỏ thuế. Với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu 0%.
Ngoài ra, EU hiện là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 của thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam hiện mới chiếm thị phần khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của khu vực này.
Tuy có cơ hội rất lớn như vậy, tuy nhiên, theo nhận định của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, có khoảng 90% DNNVV, chưa nắm rõ hoặc chưa biết nhiều thông tin về Hiệp định EVFTA.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay số lượng các câu hỏi gửi về Bộ Công Thương liên quan Hiệp định EVFTA khá hạn chế. Thậm chí cổng thông tin điện tử giải đáp thông tin Hiệp định EVFTA do Bộ mở ra để phục vụ DN nhưng không nhận được câu hỏi thắc mắc nào.
"Trước những con số đáng buồn này, một phần là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, chúng tôi mong các doanh nghiệp cần tích cực nghiên cứu hiệp định, đừng để người nước ngoài nắm bắt cơ hội được mở ra", ông Trần Tuấn Anh nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, EVFTA sẽ là cơ hội mới kỳ vọng giúp DN Việt Nam phục hồi và phát triển.
Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, cho biết Việt Nam có tới hơn 97% là DNNVV, DN siêu nhỏ. Do đó, đây sẽ là lực lượng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu khi hiệp định được thực thi.
"Vấn đề khó khăn hiện tại là thông tin, DNNVV trước đây thường "ỷ lại" và chưa quan tâm nhiều đến điều này. Cho nên bây giờ DNNVV cần phải tiếp cận thông tin nhiều chiều, phải hiểu được hiệp định EVFTA có lợi thế, khó khăn, điều kiện để xuất nhập khẩu đối với thị trường EU", ông Thân nhận định.
Ngoài ra, cũng theo đánh giá của ông Thân, Hiệp định EVFTA không phải là một "mâm cỗ" đã bày sẵn. Theo đó, các DNNVV cần có chiến lược hoạt động cụ thể, dài hơi, xác định rõ "nguy" và "cơ" khi bước chân vào "sân chơi" lớn và khắc nghiệt như thị trường EU.
"Những thứ mà thị trường EU cần như hàng nông sản chế biến, sản xuất dệt may, da giày… còn Việt Nam có nhu cầu về các thiết bị hiện đại tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại nên đây là một hiệp định có chất lượng rất cao. Chính những thách thức, đòi hỏi của hiệp định EVFTA nên có mối "nguy" là bước đầu khi tiếp cận các DN sẽ đối diện với khó khăn, nhưng muốn phát triển các DN phải chấp nhận điều đó.
Nếu không có áp lực của hiệp định này và kể cả hiệp định CPTPP sẽ không có sức ép cho DN cần phải thay đổi. Tư duy thay đổi, công nghệ thay đổi, quản trị điều hành thay đổi mới đáp ứng được. Ban đầu các DN của chúng ta sẽ khó khăn, nhưng đấy cũng chính là "cơ" để DN buộc phải tập trung vào những đòi hỏi mới để giải quyết. Nếu DN vẫn cứ tiếp tục thỏa mãn, làm ăn theo kiểu cổ điển, truyền thống sẽ không lớn mạnh được", ông Thân phân tích.
Ngoài ra, ông Thân cho biết thêm, để tận dụng tối đa lợi ích, về phía cơ quan chức năng, Chính phủ cũng phải tập trung cải cách hành chính, các cơ chế, chính sách là phải đi theo để cho phù hợp với các cam kết của hiệp định, kể cả chính sách đối với người lao động.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.