Video về hình ảnh động Animoji của iPhone X.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face ID của iPhone X được cấu tạo dựa trên bốn thành phần - bộ phát và thu ánh sáng, camera trước và cảm biến thời gian/ cảm biến tiệm cận. Tất cả đều được tích hợp trong một khu vực "notch" ở viền trên cùng màn hình. Bộ phận này có chức năng thu thập thông tin chiều sâu, kết hợp các hình ảnh được chụp bằng camera trước để tạo bản đồ 3D khuôn mặt của chủ nhân bằng thuật toán phần mềm. Apple cũng sử dụng thiết lập TrueDepth cho hình ảnh Animoji Memoji, hỗ trợ thanh toán di động.
Khu vực "tai thỏ" chứa hàng loạt các cảm biến và bộ phận.
Do các nhà cung cấp thành phần không thể cung cấp đủ các cảm biến và đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của Apple nên hãng này đã tăng gấp đôi sản lượng công nghệ Face ID 3D, đầu tư 390 triệu USD vào Finisar, một nhà sản xuất bộ cảm biến độ sâu. Tuy nhiên, công nghệ này không còn là độc quyền của iPhone X, Xiaomi Mi 8 SE và Oppo Find X cũng đã sử dụng bộ dụng cụ cảm biến 3D để mở khóa điện thoại (không “mượt” bằng iPhone X).
57,06% sử dụng camera True Depth để mở khóa; 2,02% dùng Animoji; 16,43% sử dụng cả hai tính năng này và chỉ 24,5% không sử dụng chúng.
Face ID, Animoji, Memoji và khả năng thanh toán di động thông qua máy quét khuôn mặt của Apple là các tính năng tương lai của sinh trắc học di động, dẫn đến một sự phổ biến của “notch” trên toàn bộ thị trường smartphone. Điều này lại càng minh chứng một sự thật: Apple luôn đi đầu về công nghệ.
Mặc dù đã bán mảng di động cho Google nhưng HTC vẫn được phép bán điện thoại mang thương hiệu của mình, mà mới nhất...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.