Frau Troffea và lời nguyền thời Trung cổ về hội chứng "cuồng khiêu vũ"

Chủ nhật, ngày 20/06/2021 16:36 PM (GMT+7)
Dưới đây là câu chuyện về hiện tượng kỳ lạ từng diễn ra thời Trung cổ với tên gọi là chứng “rối loạn nhảy múa”.
Bình luận 0
Frau Troffea và lời nguyền thời Trung cổ về hội chứng "cuồng khiêu vũ" - Ảnh 1.

Nhảy múa thời Trung cổ được coi như một lời nguyền của thần thánh (Ảnh: Wikipedia)

Tháng 7 năm 1518 một người phụ nữ tên là Frau Troffea bắt đầu khiêu vũ một cách điên cuồng giữa đường phố. Trong vòng bốn ngày tiếp theo, ba mươi ba người khác đã tham gia cùng cô, và trong vòng một tháng, 400 người đã khiêu vũ ngày đêm, nhiều người trong số họ lên cơn đau tim và chết. Tại sao lại có hiện tượng này và nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Những điệu nhảy múa thời trung cổ có vẻ giống với nhảy flashmob ngày nay. Hồi đó, nhảy múa được coi là một hiện tượng xã hội nguy hiểm. Hiện tượng này đã ảnh hưởng nặng nề đến trẻ em, nam giới và phụ nữ ở Trung Âu trong khoảng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Những cuộc nhảy múa tự phát và liên tục cho đến khi kiệt sức và đôi khi tử vong. Một trong những sự kiện khét tiếng nhất đã diễn ra vào tháng 6 năm 1374 ở Aachen, Đức, trước khi nó lan sang các địa điểm khác như Flanders, Cologne, Utrecht, và sau đó là Ý.

Frau Troffea và lời nguyền thời Trung cổ về hội chứng "cuồng khiêu vũ" - Ảnh 2.

Rất nhiều người đã cùng nhau nhảy múa không ngừng cho tới khi chết (Ảnh: Wikipedia)

Theo Jem Duducu, những điệu nhảy này còn được gọi là Vũ điệu Thánh Vitus. Người ta tin rằng đó là lời nguyền của các vị thánh dẫn đến việc nhảy múa không ngừng. Vì vậy, mọi người thời đó sẽ cầu nguyện và đi hành hương đến những nơi dành riêng cho Vitus. Sau những cuộc hành hương như vậy, một số người đã trở lại bình thường, điều đó càng củng cố thêm mối liên hệ nhận thức giữa bệnh tật và thánh thần. Tuy nhiên nhiều người chắc chắn rằng sẽ có một lời giải thích bằng y học cho hiện tượng này, cho việc tại sao Frau Troffea đột nhiên bắt đầu nhảy múa giữa đường và tại sao hành vi của cô ấy lại có thể lây lan?

Hiện tượng "nhảy múa tập thể"

Một giả thuyết cho rằng các nạn nhân bị ngộ độc ergot, được gọi là ngọn lửa của Thánh Anthony vào thời Trung Cổ. Sau khi trải qua lũ lụt và các thời kỳ ẩm ướt, bọ xít phát triển, ảnh hưởng đến lúa mạch đen và các loại cây trồng khác, do đó chúng xâm nhập vào cơ thể người và gia súc. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp ảo giác và co giật. Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích được tất cả các hành vi kỳ lạ của chứng cuồng khiêu vũ.

Frau Troffea và lời nguyền thời Trung cổ về hội chứng "cuồng khiêu vũ" - Ảnh 3.

Chứng rối loạn nhảy múa là một loại bệnh có thể giải thích bằng y học (Ảnh: Wikipedia)

Hetherington và Munro mô tả chứng cuồng khiêu vũ là kết quả của căng thẳng, mọi người có thể đã khiêu vũ để quên đi những lo lắng trong thời kỳ nghèo đói. Khi làm như vậy, họ cố gắng trở nên ngây ngất để nhìn thấy những linh ảnh. Vào năm 2012, nhà sử học Frankfurt Gregor Rohmann đã trình bày một cách giải thích mới về hiện tượng khiêu vũ của thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Theo ông, đó không phải là một dạng cuồng loạn hay ảo giác gây ra mà là một loại bệnh dựa trên ý tưởng tôn giáo: những người nhảy múa là những người có cảm giác bị Chúa bỏ rơi.

Rohmann theo dõi sự phát triển của hiện tượng này kể từ thời kỳ Cơ đốc giáo cổ xưa. Cơ đốc giáo ban đầu đã tiếp thu triết học phi Cơ đốc và khoa học tự nhiên cho rằng Vũ trụ được hình thành bởi chuyển động tròn hài hòa vĩnh cửu của các quả cầu và các quyền năng trên trời. Trong tư tưởng cổ đại, khiêu vũ trên trái đất được coi như một sự tái tạo lại Vũ trụ.

Liệu chứng "cuồng khiêu vũ" có thực sự bị lây lan?

Hiện tượng kỳ lạ thời trung cổ này kết thúc vào thế kỷ 17. Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này rất đa dạng. Nhiều yếu tố có khả năng kết hợp với nhau khiến cho một ai đó rơi vào tình trạng thiếu kiểm soát. Liệu bà Troffea có thoát khỏi chứng cuồng khiêu vũ của mình hay không vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một trong những kết luận có thể đưa ra rằng đây không phải là một loại dịch bệnh vì vậy nguy cơ lây lan của nó về mặt y học gần như bằng không.

Hà Trang (History Of Yesterday)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem