|
Ảnh minh họa. |
Ba tòa nhà này cung cấp 236 căn hộ loại nhà ở tập thể và nhà ở gia đình, giải quyết chỗ ở cho 1.624 công nhân.
Theo Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân lao động của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2015 phải xây dựng 1,9 triệu m2 nhà ở để đáp ứng cho khoảng 50% công nhân lao động có nhu cầu về nhà ở (khoảng 321.000 người). Tuy nhiên đến nay các nhà đầu tư mới chỉ đăng ký được 536.306m2.
Từ cuối năm 2010, dự án nhà ở cho công nhân lao động Phú Nghĩa (Chương Mỹ) đã được đưa vào sử dụng 1 tòa nhà 6 tầng với 106 phòng rộng từ 32 - 35m2, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 800 công nhân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu nhà vẫn còn khoảng 20% chỗ trống cho dù giá thuê được chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định của thành phố khoảng 170 nghìn đồng/người/tháng.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài 3 dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tư, 11 dự án đang triển khai ở các cấp độ đang rất khó khăn về vốn và đặc biệt có 19 dự án gần như án binh bất độngtriển khai cũng ít có những động tĩnh như các dự án nhà ở CN tại KCN Sài Đồng B, KCN Nam Sóc Sơn, KCN Nam Hòa Lạc…
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, trong đó trên 70% lao động là người ngoại tỉnh có nhu cầu thuê nhà ở, tuy nhiên chỉ có chưa đầy 10% số lao động này được ở trong các khu nhà ở được xây dựng từ nguồn vốn NSNN hoặc từ DN. Còn lại trên 90% số lao động thuê nhà trọ của các hộ dân tự xây dựng trong các khu dân cư lân cận KCN.
Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, một trong những mục tiêu lớn nhất là phấn đấu đến năm 2015 cả nước sẽ có 10 triệu mét vuông nhà ở cho CNLĐ tại các KCN, tương đương 350.000 căn hộ, giải quyết chỗ ở cho khoảng 1 triệu người, trong đó Nhà nước và DN đầu tư 3 triệu mét vuông; hộ gia đình, cá nhân đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước là 7 triệu mét vuông.
Theo VnMedia
Vui lòng nhập nội dung bình luận.