Giá cà phê ngày 21/1: Cà phê trong nước có tuần tăng mạnh chưa từng thấy
Giá cà phê ngày 21/1: Cà phê trong nước có tuần tăng mạnh chưa từng thấy
Nguyễn Phương
Chủ nhật, ngày 21/01/2024 13:37 PM (GMT+7)
Khô hạn ở Brazil và những lo ngại nguồn cung chậm trễ đã thúc đẩy thị trường cà phê trở lại xu hướng giá tăng. Trong nước, giá cà phê dao động trong khoảng 71.800 - 72.500 đồng/kg. Tuần này, thị trường cà phê nội cũng có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận tăng 1.800 - 1.900 đồng/kg so với đầu tuần.
Giá cà phê ngày 21/1/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất 72.500 đồng/kg
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng 65 USD, lên 3.128 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 68 USD, lên 2.967 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng hồi phục. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 5,20 cent, lên 185,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 4,85 cent, lên 181,85 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 71.800 - 72.500 đồng/kg. Tuần này, thị trường cà phê nội cũng có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận tăng 1.800 - 1.900 đồng/kg so với đầu tuần.
Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 71.800 đồng/kg - tăng 1.800 đồng/kg so với đầu tuần. Kế đến là tỉnh Gia Lai, Kon Tum cùng tăng 1.700 đồng/kg, lên cùng mức là 72.300 đồng/kg. Tỉnh Đắk Nông có giá là 72.400 đồng/kg và tỉnh Đắk Lắk có giá 72.500 đồng/kg, lần lượt tăng 1.700 đồng/kg và 1.900 đồng/kg.
Giá cà phê kỳ hạn hồi phục mạnh trên cả hai sàn sau báo cáo thời tiết các vùng trồng chính ở miền nam Brazil vẫn còn khô hạn do chỉ có lượng mưa thấp dưới mức trung bình lịch sử.
Kết hợp với dữ liệu báo cáo tồn kho ICE tiếp tục sụt giảm trên cả hai sàn, đặc biệt ICE – Europe xuống mức thấp kỷ lục là 30.010 tấn (khoảng 500.167 bao) và ICE – US ở mức 263.810 bao, xấp xỉ mức thấp 24 năm, trong bối cảnh các tuyến vận tải biển đang bị hạn chế ở cả hai kênh đào Panama và Suez khiến thị trường càng lo lắng nguồn cung chậm trễ.
Trong khi đó, thị trường còn ghi nhận thêm thông tin nông dân hai nhà sản xuất lớn ở Đông Nam Á (Việt Nam và Indonesia) đang neo hàng lại để chờ giá cao hơn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Vicofa, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex – công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam, cho rằng nhu cầu về sản phẩm cà phê của các nước như: Châu Âu, Mỹ… rất lớn và cà phê của Việt Nam được coi là không thể thiếu trên thị trường toàn cầu bởi vị phù hợp với người tiêu dùng thế giới.
Chính vì vậy mà giá cà phê có xu hướng tăng dần và chưa bao giờ ngay từ đầu vụ mà giá cà phê cao như hiện tại. Điều này cũng phần nào phản ánh nhu cầu của thị trường đang rất lớn trong khi nguồn cung thiếu hụt.
Vicofa dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn sẽ một mình một chợ cho đến cuối tháng 4 đầu tháng 5/2024 vì thời điểm này các nước Indonesia và Brazil mới vào vụ thuhoạch.
Tuy vậy, theo Vicofa, điều quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu cần bình tĩnh trước các cơ hội, nhận định và phân tích thị trường một cách thấu đáo.
Chỉ cần cácdoanh nghiệp không bán đổ bán tháo cà phê thì Việt Nam không lo mất giá, Vicofa khuyến cáo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.