Giá cà phê ngày 8/12: Giá cà phê trong nước tiếp tục leo thang, sắp đạt mốc 61.000 đồng/kg
Giá cà phê ngày 8/12: Giá cà phê trong nước tiếp tục leo thang, sắp đạt mốc 61.000 đồng/kg
Nguyễn Phương
Thứ sáu, ngày 08/12/2023 13:47 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 8/12: Giá cà phê thế giới và trong nước tiếp đà tăng mạnh. Mức giao dịch cao nhất trong các địa phương cả nước đã tiến sát ngưỡng 61.000 đồng/kg. Kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất đã thúc đẩy thị trường giá tăng với mặt hàng cà phê...
Giá cà phê hôm nay 8/12: Cà phê trong nước gần chạm mốc 61.000 đồng/kg
Kỳ vọng vào báo cáo việc làm (ADP) tháng 11 của Mỹ được công bố hôm nay sẽ tác động đến việc cắt giảm lãi suất của Fed tại phiên họp tuần sau đã khuyến khích các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua đã thúc đẩy thị trường giá tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao tháng 1 tăng 25 USD, lên 2.589 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 29 USD, lên 2.541 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng 2,25 cent, lên 177,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 2,10 cent, lên 175,65 cent/lb, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê Tây Nguyên hôm nay tăng cao nhất 800 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 60.000 - 60.900 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 60.000 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Tiếp đến là Gia Lai với giá 60.800 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg. Hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 60.900 đồng/kg, tăng 700 đồng/kg. Giá cà phê tươi vẫn giao dịch quanh mức 12.800 đồng/kg.
Hai sàn cà phê kỳ hạn đã hồi phục một phần mất mát trong phiên giao dịch trước đó trong bối cảnh nhà nông vẫn còn lo ngại thời tiết tại các vùng trồng Arabica chính ở miền nam Brazil vẫn còn khô nóng và hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn cho các nước sản xuất chính quanh vành đai Thái Bình Dương theo dự báo cũng đã bắt đầu.
Việc ICE thay đổi quy định hàng lưu kho dự kiến sẽ làm tăng thêm áp lực lên mức tồn kho do ICE quản lý đã hỗ trợ giá cà phê.
Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê Brazil đã thu hoạch của vụ mùa vừa qua tăng thêm 0,7% so với dự báo trước và tăng 7,6% so với vụ mùa năm 2022. Trong đó, sản lượng cà phê Arabica ước đạt 38,9 triệu bao, không thay đổi so với dự báo trước và tăng 14,7% so với vụ năm ngoái nhờ thời tiết thuận lợi, cho dù ở chu kỳ năm cho sản lượng thấp. Sản lượng cà phê Conilon Robusta ước đạt 17,4 triệu bao, tăng 2,2% so với dự báo trước nhưng lại giảm 5,5% so với vụ năm ngoái.
Theo các nhà quan sát, các thương nhân quốc tế tiếp tục bày tỏ sự nghi ngờ những con số khảo sát được đưa ra và vẫn tìm kiếm những con số chắc chắn hơn.
DXY đảo chiều tăng trở lại khi kỳ vọng vào báo cáo việc làm (ADP) tháng 11 của Mỹ được công bố hôm nay sẽ tác động đến việc cắt giảm lãi suất của Fed tại phiên họp tuần sau và khuyến khích các quỹ và đầu cơ quay lại các thị tường hàng hóa tăng mua đã thúc đẩy thị trường giá tăng.
Được biết, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật thương mại quốc tế liên quan quy định về chống phá rừng (EUDR) vào ngày 19/4/2023.
Theo quy định này, toàn bộ các nông sản chỉ được nhập khẩu vào EU nếu toàn bộ quy trình sản xuất không diễn ra trên diện tích rừng bị chặt phá kể từ sau ngày 31/12/2020.
Vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp Việt khi đứng trước quy định này là số hóa dữ liệu và chứng minh nguồn gốc. Các công ty muốn bán cà phê vào thị trường EU cần thu thập tọa độ định vị của trang trại sản xuất cà phê để đảm bảo không lấy cà phê từ nguồn có rừng bị phá hoặc suy thoái.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần báo cáo các loại dữ liệu khác như số lượng nhà sản xuất trên mỗi lô, số lượng và chất lượng của hạt cà phê và đưa ra các dự báo năng suất. Nếu muốn duy trì mức xuất khẩu cà phê vào thị trường châu Âu như hiện nay và tiếp tục tăng trưởng, chúng ta cần rất nhiều nỗ lực.
Việc chung tay giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người trồng cà phê để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Còn hơn một năm tính đến thời điểm EUDR có hiệu lực, chúng ta hoàn toàn có đủ thời gian để nhìn lại, thay đổi và chuyển đổi số, tạo cơ sở dữ liệu để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cà phê trước khi quy định mới chính thức thi hành.
Cần nhìn nhận tích cực rằng quy định mới của EU là cơ hội tốt để Việt Nam gia tăng thị phần cho ngành cà phê. Thị trường EU và quốc tế đang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào vấn đề môi trường, lao động. Doanh nghiệp Việt cũng đã nắm bắt được xu thế này từ cách đây vài năm và có điều chỉnh thích hợp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.