Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, vừa công bố kết quả cuộc khảo sát về tiêu dùng xanh 2024.
“Bức tranh tiêu dùng xanh trong các cộng đồng dân cư còn khá tối màu. Ngay tại Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm văn hóa, kinh tế lớn nhất cả nước nhưng tỷ lệ người tiêu dùng chọn tiêu dùng xanh ở mức độ phổ biến cũng chỉ chiếm khoảng 12-18%”, báo cáo nhận định.
Khách hàng chính yếu của các sản phẩm xanh hiện nay nằm trong độ tuổi từ 31 - 45 tuổi, có mức thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng mỗi tháng. Tùy thuộc đặc trưng tiêu dùng của sản phẩm xanh mỗi ngành hàng mà đối tượng khách hàng chính yếu của từng loại sản phẩm ngành hàng có sự chuyển dịch nhất định.
Người tiêu dùng chọn nơi mua sản phẩm xanh tùy thuộc vào đặc trưng tiêu dùng sản phẩm và mức độ cung ứng tại các kênh phân phối.
Kết quả khảo sát cho thấy các kênh GT (các kênh phân phối truyền thống qua nhiều cấp) và kênh MT (các kênh phân phối hiện đại) chiếm tỷ lệ khá tương đồng trong hoạt động cung ứng các loại sản phẩm xanh (67% và 66%). Đặc biệt, kênh online nổi lên những năm gần đây chiếm tỷ lệ khoảng 45%.
Trong các kênh GT thì đại lý và cửa hàng chuyên doanh là nơi người tiêu dùng ưng đến nhiều nhất (58%) khi có nhu cầu mua các loại sản phẩm xanh; kênh tạp hóa và sạp chợ khá lép vế trong hoạt động cung ứng sản phẩm xanh.
Đối với các kênh MT thì siêu thị vẫn là điểm đến được lựa chọn nhiều nhất (49%). Sàn thương mại điện tử là kênh chiếm tỷ lệ chủ đạo trong các kênh online.
Đáng chú ý, khảo sát cho thấy rào cản lớn nhất đối với người tiêu dùng hiện nay trong việc sử dụng xanh là các sản phẩm này có giá cao. 78% người tiêu dùng tham gia khảo sát nhận định điều này.
Kế đến là độ phủ sản phẩm xanh còn hạn chế, thiếu thông tin định hướng, cũng như chưa có chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh.
Ngoài ra, sự phàn nàn của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng hóa không đúng như cam kết của nhà sản xuất cũng là trở ngại làm giảm lòng tin với đối với sản phẩm xanh lưu thông trên thị trường (18% người tiêu dùng cho rằng sản phẩm xanh chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ).
Rào cản cuối cùng phải kể đến là nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực nông thôn vẫn chưa có đầy đủ nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường khi tiêu dùng và mức độ hiểu biết của họ về tiêu dùng xanh còn khá hạn chế. Cụ thể, 7% người tiêu cho biết họ cảm thấy chưa cần thiết phải tiêu dùng xanh.
Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi trả tăng thêm để có thể sử dụng sản phẩm xanh ở những mức độ khác nhau.
Mức độ chi trả tăng thêm được người tiêu dùng hưởng ứng nhiều nhất là chi tăng thêm từ 5 - 10% so với sản phẩm thông thường để tiêu dùng sản phẩm xanh, đặc biệt có khoảng 20% người tiêu dùng chấp nhận chi trả tăng thêm trên 10% cho nhóm sản phẩm này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.