"Tam quốc diễn nghĩa" là tác phẩm tiểu thuyết lấy chủ đề thời Tam quốc thống nhất bởi nhà Tây Thục dựa theo sự kiện lịch sử Trung Quốc, trong đó nhân vật Gia Cát Lượng đã được khắc họa như một sự tồn tại của thần thánh.
Lỗ Tấn từng nhận xét về tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa": “Cái đầu của Gia Cát Lượng gần đạt đến trình độ của thần”.
Thế nhưng, cho dù "Tam quốc diễn nghĩa" đã ca tụng Gia Cát Lượng thế nào thì vẫn không thể “lấp liếm” được 2 chuyện sai lầm mà ông đã làm trong lịch sử Trung Quốc.
1. Sai lầm khi trọng dụng Mã Tắc
Mã Tắc am tường binh pháp, đa mưu túc trí, là tham mưu số một đã hiến rất nhiều kế cho Gia Cát Lượng.
Năm 225, Gia Cát Lượng mang quân đi nam chinh đánh lực lượng nổi dậy của Ung Khải tại Nam Trung đã phản Thục theo Ngô. Mã Tắc ở lại Thành Đô. Khi chia tay lên đường, Gia Cát Lượng hỏi ông kế sách, ông khuyên Gia Cát Lượng:
"Hôm nay, nếu ngài dùng vũ lực đánh họ thì sau này có cơ hội họ lại làm phản. Muốn diệt sạch để trừ hậu họa thì không nên làm thế. Đạo dùng binh nên lấy công tâm là thượng sách, công thành là hạ sách; tâm chiến là thượng sách, binh chiến là hạ sách. Hy vọng ngài có thể khiến chúng tâm phục, Nam Trung tự nhiên yên định".
Gia Cát Lượng làm theo kế của Mã Tắc, nhiều lần bắt rồi lại tha cho thủ lĩnh địa phương Mạnh Hoạch, cuối cùng Mạnh Hoạch cảm phục xin quy phục Thục Hán.
Trong cuộc Bắc phạt lần thứ nhất, Mã Tắc là người đã bày kế ly gián để Ngụy Đế Tào Duệ cách chức Đại Đô Đốc của Tư Mã Ý khiến quân Ngụy thua hết trận này đến trận khác. Điều này khiến Gia Cát Lượng càng tin cậy Mã Tắc hơn.
Mã Tắc có tài, thích bàn luận việc quân sự nên thừa tướng Gia Cát Lượng rất trọng vọng ông. Tuy nhiên, Mã Tắc lại không hề có kinh nghiệm thực chiến mà chỉ có thể đưa ra chủ ý nói suông. Chính vì thế, trước khi mất, Lưu Bị đã khuyên Gia Cát Lượng không nên trọng dụng Mã Tắc vì cho rằng ông là người khoác lác và hay nói quá sự thật.
Thế nhưng Gia Cát Lượng không hề để tâm đến lời nhắc nhở của Lưu Bị mà vẫn nhất quyết cho Mã Tắc làm chủ tướng trấn thủ Nhai Đình. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thất bại đầu tiên trong cuộc Bắc phạt.
Theo đó, ba quận bao gồm Nam An, Thiên Thủy và An Định đã bị Tạo Ngụy giành lại, làm hoang phí công sức và tài lực đã bỏ ra trước đó.
Đây chính là sai lầm đầu tiên của Gia Cát Lượng mà "Tam quốc diễn nghĩa" không thể tẩy trắng được.
2. Ép chết Ngụy Diên
Gia Cát Lượng là người theo đuổi sự hoàn hảo, ghét nhất những kẻ bất trung, đặc biệt là Ngụy Diên - kẻ đã giết chủ để đầu hàng.
Gia Cát Lượng cho rằng Ngụy Diên là người có máu phản phúc nên không hề an tâm khi chủ tử Lưu Bị thu nhận Ngụy Diên về dưới trướng.
Trước lúc qua đời, Gia Cát Lượng đã cố ý trao toàn bộ binh quyền cho Dương Nghĩa - người có mâu thuẫn gay gắt với Ngụy Diên.
Sau đó, Ngụy Diên đã thật sự bị ép chết. Tuy nhiên, Ngụy Diên đến bước đường cùng cũng không hề phản Thục để hàng Ngụy. Có thể thấy, Gia Cát Lượng đã nghĩ oan cho Ngụy Diên.
Cái chết của Ngụy Diên đã dẫn đến sự suy giảm các vị tướng tài giỏi của Tây Thục.
Mặc cho "Tam quốc diễn nghĩa" đã thần thánh hóa Gia Cát Lượng thế nào thì ông vẫn không thể thoát được tội lỗi thì đã cố tình ép chết Ngụy Diên.
Từ đó có thể thấy, trên thế giới này không ai là hoàn hảo. Gia Cát Lượng - một thiên cổ danh tướng xuất chúng trong mọi mặt cũng không thể không phạm sai lầm.
Trọng dụng Mã Tắc và ép chết Ngụy Diên là hai vết nhơ trong cuộc đời đầy sáng chói của thần tướng Gia Cát Lượng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.