Vì sao Gia Cát Lượng yêu cầu “quan tài 4 người khiêng, dây đứt đem chôn”?
Vì sao Gia Cát Lượng yêu cầu “quan tài 4 người khiêng, dây đứt đem chôn”?
Chủ nhật, ngày 23/01/2022 16:32 PM (GMT+7)
Cả cuộc đời anh hùng nhưng khi chết đi Gia Cát Lượng chỉ có mong muốn khi chết đi quan tài sẽ được 4 người khiêng, hướng về tiến phía nam, dây thừng đứt mới được chôn.
Gia Cát Lượng hay còn gọi Ngọa Long tiên sinh là Thừa tướng, một vị công thần khai quốc, nhà chính trị, chỉ huy quân sự lỗi lạc thời Tam Quốc. Ông đã theo Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc và liên minh Thục - Ngô chống Ngụy.
Một chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc là vậy nhưng số phận vẫn luôn trêu đùa với ông. Vào năm phát động chiến dịch đánh Tào Ngụy không thành công, Gia Cát Lượng đột nhiên lâm bệnh năng và mất tại doanh trại.
Trước lúc mất, ông đã có đôi lời trăn trối: "Lương di mệnh tang Hán Trung Định Quân sơn, nhân sơn vi bổn trũng túc, dung quan niệm dĩ thời phục bất tử khí vật". Gia Cát Lượng muốn mình sau khi chết được an táng ở núi Định Quân, không cần chuẩn bị quần áo mới và đưa đồ tùy táng vào quan tài.
Theo sử sách ghi lại, sau khi Gia Cát Lượng đổ bệnh nặng, Lưu Thiện (con trai Lưu Bị) đã thỉnh cầu, nếu ông mất xin được chôn cất như một vị quân vương nhưng kết quả Gia Cát Lượng không muốn gây ra nhiều phiền phức và đã từ chối. Ông chỉ có thỉnh cầu với Lưu Thiện "quan tài 4 người khiêng, hướng nam tiến, dây đứt đem chôn", tức là tìm 4 người khiêng quan tài, đi về phía nam, khi nào dây khiêng quan đứt ở đâu thì chôn cất ông ở đó.
Ngày an táng cũng đã đến, 4 người lính khỏe mạnh nhất khiêng quan tài Gia Cát Lượng, đi về hướng nam và làm theo lời chỉ dẫn của Lưu Thiện, bao giờ dây đứt mới được hạ quan chôn cất. Qua 3 ngày sau, 4 người lính trở về cầm trên tay sợi dây đã đứt báo cáo hoàn thành nhiệm vụ. Lưu Thiện lúc này mới yên tâm và ban lộc thưởng hậu hĩnh cho 4 người lính.
Tưởng chừng mọi thứ đã êm xuôi, nhưng mấy ngày sau, Lưu Thiện cầm sợi dây đã đứt và suy xét. Ông cho rằng một sợi dây chắc như vậy sao lại có thể đứt chỉ trong vòng ba ngày? Lưu Thiện nhờ người điều tra bí mật, ép cung và tra hỏi bốn người binh lính kia để làm sáng tỏ mối nghi ngờ.
Kết quả, cả bốn người khai nhận vì thấy quá mệt đã tự ý cắt đứt dây, chôn cất Gia Cát Lượng chứ không để dây tự đứt như lệnh ban đầu. Lưu Thiện vô cùng tức giận, cảm thấy đầy hổ thẹn với Gia Cát Lượng khi đã không thực hiện được di nguyện cuối cùng của ngài, trong lúc không kiềm chế được ông đã rút kiếm chặt đầu cả bốn tên lính kia.
Vì sự tức giận của mình, Lưu Thiện đã giết chết bốn tên lính mà quên hỏi Gia Cát Lượng chôn cất ở đâu, đến lúc nhớ ra thì đã quá muộn. Cứ như vậy, nơi chôn cất Gia Cát Lượng đã trở thành một bí ẩn không thể khám phá.
Người ta nói rằng Gia Cát Lượng yêu cầu bốn người khiêng quan tài và đem đi chôn chỉ vì không muốn mọi người biết nơi chôn cất của mình. Ông lo sợ rằng, nếu nơi chôn cất mình bị bại lộ chắc chắn sẽ có rất nhiều kẻ thù trên khắp đất nước đến phá huỷ nơi thanh tịnh cuối cùng của mình.
Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng trong lúc ở ẩn tại Nam Dương, đã vướng vào tranh chấp giữa Tam Quốc, không còn được hưởng cuộc sống yên bình nơi núi rừng, quả thực ngôi mộ không được tìm thấy cũng coi như là tâm nguyện của ông được hoàn thành.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.