Giá mía giảm
-
Khoảng 2 năm trở lại đây diện tích mía tại Đồng Nai ngày càng giảm, các vùng nguyên liệu mía giảm dần, không đủ sản lượng để vận hành nhà máy ép mía tại địa phương.
-
Người nông dân Quảng Ngãi đang điêu đứng vì mía đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn chưa thấy thương lái đến thu mua. Nhiều người phải đốt cháy ruộng mía để trồng cây khác kịp thời vụ.
-
Hàng ngàn ha mía mất bao công chăm sóc để rồi “cho không”, khiến Tết Nguyên đán năm nay nông dân trồng mía ở Bến Lức (Long An) mất vui. Bao nhiêu hy vọng có một cái tết đủ đầy đã tan thành mây khói.
-
Hàng ngàn ha mía mất bao công chăm sóc để “rồi cho không”, khiến năm nay nông dân trồng mía ở Bến Lức (Long An) không biết lấy tiền đâu mà sắm tết.
-
Một thương lái ở Trà Vinh đã cho khoảng 400 hộ dân trồng mía vay, mượn trên 30 tỷ đồng. Do không có tiền trả nên người dân yêu cầu bà nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trừ nợ.
-
Đã hơn 3 tháng kể từ khi chở mía đến nhà máy, đến nay, nhiều người dân huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vẫn chưa nhận được tiền. Bất lực, họ đành đến trụ sở tiếp dân huyện Cù Lao Dung và trụ sở tiếp dân tỉnh Sóc Trăng kêu cứu.
-
Chiều 30.3, Ban điều hành Chương trình Mía đường, sắn Phú Yên tổ chức cuộc họp để giải quyết các vấn đề “nóng” xung quanh sản xuất, tiêu thụ các loại cây trồng này.
-
Từ việc mía bán được 60 triệu đồng/ha, hiện chỉ còn 10 triệu đồng/ha. Đã thế, cả nhà máy và tư thương đang “ỏng eo” hoặc “quay lưng” mua mía của nông dân.
-
Chính quyền Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang làm văn bản đề nghị Nhà máy đường Bình Thuận đẩy nhanh mua mía giúp dân, một động thái như đề nghị giải cứu cho tình hình đang nghẹt thở ở vùng nguyên liệu đã hình thành từ thập niên 80 trước.
-
Từ tháng 1-2018, đường là mặt hàng nhập khẩu không cần hạn ngạch và mức thuế suất cũng giảm về 0%. Theo đó, giá đường và giá mía nguyên liệu đều giảm về mức thấp nhất so với nhiều năm trở lại đây.