Giá mít Thái hôm nay 1/7: Giá mít vựa giảm 1.000 đồng/kg, khi nào dừng bón phân ở giai đoạn cây nuôi trái?

Duy Khánh Thứ sáu, ngày 01/07/2022 12:20 PM (GMT+7)
Cập nhật giá mít Thái hôm nay 1/7 tại ĐBSCL cho thấy, một số vựa rục rịch giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Lúc nào nên ngưng bón phân khi đang nuôi trái mít Thái?
Bình luận 0

Giá mít Thái hôm nay 1/7: Một số vựa rục rịch giảm 1.000 đồng/kg

Một số vựa mít Thái ở ĐBSCL cho hay, giá mít Thái hôm nay 1/7 không tăng không giảm so với hôm qua.

Giá mít Thái hôm nay 1/7: Lúc nào nên ngưng bón phân khi đang nuôi trái mít Thái? - Ảnh 1.

Cập nhật giá mít Thái hôm nay 1/7 tại ĐBSCL cho thấy, một số vựa rục rịch giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Lúc nào nên ngưng bón phân khi nuôi trái mít Thái? Ảnh minh họa, nguồn facebook

Ghi nhận tại tại Tiền Giang cho thấy, một số vựa còn hoạt động báo giá mua mít Kem lớn từ 8.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vẫn có một số vựa mua với giá thấp hơn mức trên 1.000 đồng/kg, cụ thể mít Kem lớn 7.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 3.000 đồng/kg.

Cũng tại Tiền Giang, các thương lái vào vườn cắt mít, báo giá mua mít Kem lớn từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đồng/kg.

Tại An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 1/7 tương đương so với hôm qua.

Cụ thể, các vựa thông báo mua mít Kem lớn từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 3.000 đồng/kg. Khi thương lái mua mít Kem lớn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đồng/kg.

Đối với mít chợ, hiện các vựa mua mít chợ loại 1 (từ 9kg trở lên) từ 3.000 đồng/kg, loại 2 (từ 6kg trở lên) 2.000 đồng/kg, vựa mua xô là 2.500 đồng/kg. Tại vườn, mít chợ loại 1 từ 2.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 1.000 đồng/kg.

Khi nào dừng bón phân ở giai đoạn cây mít nuôi trái?

Hiện nay, có rất nhiều hộ dân trồng mít Thái có thói quen bón phân hóa học nuôi trái mít từ lúc ra bông cho đến khi gần thu hoạch. Tuy nhiên, cách này có một số người dân không đồng tình, cho rằng sẽ làm tăng chi phí khá cao trong khi giá mít Thái giảm mạnh.

Theo đó, người dân cho rằng, chỉ bón một lượng ít phân bón hóa học từ lúc trái nhỏ cho đến khi trái định hình lại, tức đã tròn đều, không méo thì ngưng. Lượng phân tồn đọng trong đất đã bón trước đó sẽ cung cấp dần cho trái lớn đến khi thu hoạch.

Anh Nguyễn Văn Lâm ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết: "Sau khi thụ phấn xong, nên bón 1 lượng phân rất ít, khoảng 1 nắm tay và bón định kỳ 1 tuần một lần. Khi trái lớn định hình tròn đều, khoảng từ 4-6kg thì ngưng bón".

"Tôi đã làm và thành công, trái vẫn lớn bình thường, múi dày, màu đẹp, ngọt và giòn. Nếu vẫn bón phân từ lúc ra trái đến gần thu hoạch sẽ rất lãnh phí, chưa kể bón nhiều sẽ ảnh hưởng đến cây mít, làm cây phát sinh thêm bệnh xì mủ khi cây dư quá nhiều đạm" - anh Lâm nói.

Cũng theo anh Lâm, hiện nay giá mít Thái giảm mạnh, do đó việc ưu tiên hàng đầu hiện nay là giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất trong tất cả công đoạn mà cây phát triển, trong đó có công đoạn nuôi trái mít Thái.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem