Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Do giá mít Thái giảm nên nhiều vựa không báo giá sớm, thị trường không mấy sôi động. Nông dân dùng lục bình ủ gốc mít Thái, hạn chế tưới nước trong mùa khô
Giá mít Thái hôm nay 11/2 tại ĐBSCL có biến động. Cụ thể, giá mít giảm từ 1.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua. Do giá mít Thái giảm nên nhiều vựa không báo giá sớm, thị trường không mấy sôi động.
Cụ thể, giá mít Tiền Giang hôm nay được một số vựa lớn mua như sau: mít Nhất với giá 35.000 đồng/kg, mít Nhì 25.000 đồng/kg, mít Kem lớn 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 19.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 23.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 13.000 đồng/kg.
Các thương lái vào các vườn mít ở tỉnh Tiền Giang mua mít Nhất với giá 33.000 đồng/kg, mít Nhì 23.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 27.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 17.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 21.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 11.000 đồng/kg.
Cũng như giá mít Tiền Giang, giá mít Hậu Giang và các các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang và TP.Cần Thơ cũng giảm từ 1.000-5.000 đồng/kg so với ngày trước đó.
Tại những địa phương nói trên, đa số các vựa mua mít Nhất với giá 34.000 đồng/kg, mít Nhì 24.000 đồng/kg, mít Kem lớn 28.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 18.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 22.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 12.000 đồng/kg.
Riêng thương lái vào vườn cắt, mua mít Nhất 32.000 đồng/kg, mít Nhì 22.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 26.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 16.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 20.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 10.000 đồng/kg.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở ĐBSCL dùng lục bình ủ gốc mít Thái. Theo người dân, đây là cách giữ ẩm gốc mít Thái rất tốt, đặc biệt trong mùa khô này.
"Nguồn nước ở các sông rất ít trong mùa khô nên cần sử dụng tiết kiệm nước trong vườn mít Thái rất cần thiết. Theo đó, việc ủ lục bình vào gốc mít Thái là một cách làm hiệu quả" - Ông Lê Văn Hòa ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói.
Theo ông Hòa, nếu không ủ lục bình vào gốc mít Thái thì phải tưới nước 1 ngày nghỉ 1 ngày, nếu ủ lục bình thì có thể tưới 1 ngày và nghỉ vài ngày sau mới tưới tiếp tùy theo mức độ ủ dày hay thưa.
Cũng theo ông Hòa, việc làm này vừa tiết kiệm nước tưới vừa tiết kiệm chi phí. Để ủ lục bình gốc mít Thái thì trong mùa mưa phải trồng lục bình dưới ao cho nhiều. Nếu không có trồng dưới ao thì rất khó kiếm để đem về ủ.
Theo tìm hiểu, trong mùa nắng này nếu cây mít Thái không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến việc làm trái bị méo, không phát triển tròn đều được. Thông thường, trước khi ủ gốc mít Thái, người dân sẽ tưới nước đậm lên gốc mít 1 lần.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.