Cà phê dứt mạch tăng trưởng
So với hôm qua, hôm nay 19/10, giá cà phê ở hầu khắp các địa phương giữ nguyên hoặc giảm nhẹ 100 đồng/kg. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ổn định ở mức 37.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng có giá từ 37.100 – 37.200 đồng/kg.
Giá cà phê đứt mạch tăng trưởng khi giảm nhẹ 100 đồng/kg ở một số địa phương. Ảnh minh họa.
Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar và Ea H'leo (ĐắkLắk) vẫn giữ nguyên ở mức 37.900 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (Đắk Lawsk) và Ia Grai (Gia Lai) giá cà phê giảm nhẹ 100 đồng, ở mức 37.800 và 37.700 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 1 USD xuống 1.700 USD/tấn, sau khi tăng tới 66 USD trong ngày hôm qua.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến giao trên hai sàn London và New Yorrk đồng loạt giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua (18/10). Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 1/2019 giảm 0,06% xuống 1.775 USD/tấn. Còn giá cà phê arabica giao tháng 12 giảm 0,41% xuống 122,05 US cent/pound.
Theo Reuters, các nhà xuất khẩu Brazil đã xuất 2,73 triệu bao 60 kg cà phê ra thế giới trong tháng 9, tăng 27% so với cùng kì năm trước. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica chiếm hầu hết tổng khối lượng xuất khẩu với 2,44 triệu bao, tăng 14,9% so với tháng 9/2017.
Xuất khẩu cà phê robusta đạt 291.665 bao, tăng 1.000% so với một năm trước đó, vì sản lượng tại Brazil phục hồi mạnh từ vụ thu hoạch cà phê robusta không tốt trong năm 2016 và 2017.
Tiêu tăng lên 57.000 đồng/kg
Sau bao ngày lặng sóng, giá hồ tiêu hôm nay 19/10 tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam đã tăng thêm 1.000 đồng/kg ở nhiều địa phương, giao động ở mức từ 55.000 – 57.000 đồng/kg.
Trong đó giá tiêu tại Gia Lai tăng lên mức 55.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 57.000 đồng/kg.
So với hôm qua, giá tiêu hôm nay 19/10 đã tăng thêm 1.000 đồng, ở mức 57.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.
Tại tỉnh Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Bình Phước giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg đứng ở mức 55.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai và Bình Phước vẫn giữ mức 55.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đang ở chế độ điều chỉnh đã chạm mức thấp nhất trong 10 năm và duy trì ở mức này cho đến khi nguồn cung mới từ Ấn Độ và Việt Nam được đưa vào thị trường. Ngoài ra, sản lượng tiêu toàn cầu cũng được ước tính sẽ giảm vào năm 2019, theo Cộng đồng tiêu dùng quốc tế (IPC) với sản lượng tại Ấn Độ dự kiến giảm.
Theo đó, IPC, có trụ sở tại Jakarta, dự kiến tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2019 đạt 494.200 tấn, giảm so với mức 523,400 tấn vào năm 2018.
Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ dự kiến cũng sẽ giảm trong năm 2019 xuống còn 47.000 tấn từ gần 64.000 tấn vào năm 2018.
Tiêu thụ tại quốc gia này trong năm 2019 ước đạt khoảng 58.000 tấn với kim ngạch nhập khẩu 17.700 tấn và xuất khẩu dự kiến ở mức 17.000 tấn.
Riêng thị trường trong nước, mặc dù giá tiêu hôm nay 19/10 tăng 1.000/kg, nhưng mức tăng này chưa thấm vào đâu khi mà so với cùng kỳ năm ngoái giá tiêu đã giảm 21.000 đồng/kg và đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, những ngày đầu tháng 10/2018, nhu cầu tiêu xuất khẩu tăng và thời tiết mưa nhiều đã hỗ trợ giá hạt tiêu trong nước có biến động tăng. Tuy nhiên, trong tháng 9/2018, giá tiêu trong nước diễn biến theo xu hướng giảm do nguồn cung lớn. So với cuối năm 2017, giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Gia Lai giảm 21.000 đồng/kg, tại Đắk Lắc, Đắk Nông và Đồng Nai giảm 22.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 9/2018 đạt 17.500 tấn, trị giá 50,65 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 22,2% về kim ngạch so với tháng 8/2018. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng 30,2% về lượng, nhưng giảm 21,3% về kim ngạch.
Lũy kế 9 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 193.000 tấn, kim ngạch đạt 634,67 triệu USD, tăng 6,8% về lượng, nhưng giảm 34,2% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2017. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Đức với 36,1% thị phần.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.