Giá cà phê tăng nhẹ sau một tuần giảm liên tục
Giá cà phê tăng 100 đồng/kg
Giá nông sản hôm nay 31/7, giá cà phê hôm nay không có nhiều biến động, chỉ nhích nhẹ tăng 100 đồng/kg. Hầu hết khu vực Tây Nguyên xuống còn 34.400 - 35.200 đồng/kg.
Xuất khẩu cà phê tháng 7/2018 ước đạt 115 nghìn tấn với giá trị đạt 216 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,16 triệu tấn và 2,22 tỷ USD, tăng 10,8% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.927 USD/tấn, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 với thị phần lần lượt là 12,4% và 10,2%.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (gấp 8,9 lần), Nga (63,4%) và Philippin (61,1%). Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng mạnh là do vụ thu hoạch chính của nước này vào thời điểm cuối năm, do đó, để đủ lượng cà phê giao dịch, Indonesia phải tăng mua từ một số thị trường có lượng cà phê dự trữ lớn như Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia nhập khẩu cà phê Việt Nam với giá và chất lượng tốt để chế biến cà phê hòa tan, tiêu thụ nội địa, hoặc tái xuất.
Giá tiêu đi ngang
Giá tiêu vẫn đang ở mức thấp
Giá tiêu hôm nay 31/7 ở một số tỉnh Tây Nguyên được các doanh nghiệp và đại lý thu mua quanh mức 51.000 – 53.000 đồng/kg.
Hiện tại Chư Sê (Gia Lai) giá tiêu hôm nay đang có mức 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá hồ tiêu hôm nay ở mức 52.000 đồng/kg.
Trong khi giá tiêu Bình Phước hôm nay ở mức 52.000 đồng/kg.
Còn tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) giá hồ tiêu đang giữ ở mức 53.000 đồng/kg, lúc này đây vẫn là địa phương có giá tiêu cao nhất trong khu vực.
Tương tự giá tiêu Đồng Nai cũng về mức 52.000 đồng/kg.
Xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 7/2018 ước đạt 21 nghìn tấn, với giá trị đạt 64 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 153 nghìn tấn và 517 triệu USD, tăng 3,7% về lượng nhưng giảm 36,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 tiếp tục là Hoa Kỳ (với 87,4 triệu USD, chiếm 19,3%), Ấn Độ (với 39,5 triệu USD, chiếm 8,7%), Pakistan (với 22,6 triệu USD, chiếm 5,0%), Đức (với 19,1 triệu USD, chiếm 4,2%), và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (với 17,4 triệu USD, chiếm 3,8%). Trong đó, lượng xuất khẩu sang các thị trường đều tăng mạnh, trừ Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 11,7 nghìn tấn, tăng 4,4 nghìn tấn (tương đương 59,4%); Hoa Kỳ đạt 23,6 nghìn tấn, tăng 1,8 nghìn tấn (tương đương 8,5%); Pakistan đạt 6,9 nghìn tấn, tăng 1,6 nghìn tấn (tương đương 29,9%) và Đức đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 810 tấn (tương đương 20,1%). Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt 5,6 nghìn tấn, giảm tới 2,6 nghìn tấn (tương đương 31,8%).
Giá xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giao dịch tại cảng Sài Gòn của Việt Nam giảm trong tháng 7/2018 khiến giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.379 USD/tấn, giảm tới 61,5% so với cùng kỳ năm 2017. Xu hướng này cùng chiều với xu hướng giá chung của hầu hết các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới, trừ Brazil có giá xuất khẩu hạt tiêu đen ổn định trong tháng 7.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.