Giá phân bón tăng cao
-
Trước việc giá phân bón chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", thời gian qua, một số HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã sử dụng 2 sản phẩm mới NPK-S vi sinh và Hữu cơ khoáng vi sinh của Công ty Supe Lâm Thao như giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
-
Những ngày này, lượng du khách đổ về khu vực xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để thưởng thức món mực nhảy Vũng Áng ngày càng nhiều. Hiện mỗi ký mực bán ra với giá từ 700.000 đồng 800.000 đồng nhưng vẫn hết sạch. Thông tin sẽ có trong Chuyển động Nhà nông ngày hôm nay.
-
Vừa qua, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã đưa 160 tấn sản phẩm Supe lân xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Được biết, ngay trong những tháng đầu năm 2022, Supe Lâm Thao cũng đã xuất khẩu 200 tấn Supe lân sang Nhật Bản.
-
Giá ure, phân khô, UAN32 và DAP lập kỷ lục mới. Nga, Belarus chiếm khoảng 40% xuất khẩu kali toàn cầu nhưng cả hai nguồn cung này đang bị ảnh hưởng bởi chiến sự tại Ukraine.
-
Giá phân bón đã tăng cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và hàng chục triệu nông dân trong nước mà còn khiến sản phẩm nông nghiệp càng trở nên khó khăn hơn khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới...
-
Chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá phân bón thế giới lập tức tăng 8-12% so với thời điểm trước đó, ngày 23/2/2022. Điều này dẫn đến thị trường phân bón trong nước cũng bị ảnh hưởng về nguồn cung và giá. Đặc biệt, đối với phân kali do cả Nga và Belarus chiếm gần 50% lượng kali cung cấp trên toàn thế giới.
-
Tại Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) trong năm 2021 đã tăng 80 - 150% so với đầu năm. Điều này khiến cho kỳ vọng về mức thưởng Tết ở các doanh nghiệp (DN) ngành phân bón càng tăng cao. Thực tế ra sao?
-
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên những ngày gần đây liên tục tăng, hiện dao dộng từ 42.700 – 43.100 đồng/kg. Mặc dù giá cà phê tăng cao, nhưng theo các nhà phân tích, người nông dân chẳng được lợi lộc gì vì tiền đầu tư phân thuốc, thuê nhân công thu hái liên tục leo thang.
-
Sáng 11/5, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì họp bàn giải pháp bình ổn giá phân bón. Tại cuộc họp, hầu hết các ý kiến cho rằng nguồn cung phân bón trong nước không thiếu, nhưng do giá thế giới biến động tác động lớn đến chi phí giá thành sản xuất làm tăng giá bán sản phẩm.
-
Lúc thị trường phân bón khó khăn, Vinacam không đặt vấn đề mua tấn nào, giờ lại muốn mua 15.000 tấn?
Đầu tháng 3/2021, trong lúc giá phân bón DAP tăng nóng và có biểu hiện khan hiếm, Công ty CP Tập đoàn Vinacam đề xuất với hai công ty là: Công ty TNHH MTV DAP Vinachem, Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem mua 15.000 tấn phân bón. Nhưng chỉ có một doanh nghiệp phản hồi cung cấp 2.000 tấn cho Vinacam.