Giá sầu riêng ngày 21/1: Giá cao, cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân càng khốc liệt
Giá sầu riêng ngày 21/1: Giá cao, cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân càng khốc liệt
Nguyễn Phương
Chủ nhật, ngày 21/01/2024 13:52 PM (GMT+7)
Giá sầu riêng hôm nay 21/1/2024 tại thị trường trong nước giữ ở mức cao. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 đẹp tại khu vực miền Tây Nam bộ đạt 115.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, giá sầu riêng Thái đẹp cao nhất vọt lên mức 175.000 đồng/kg. Giá cao khiến cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân là Trung Quốc càng khốc liệt...
Giá sầu riêng hôm nay 21/1/2024 tại thị trường trong nước giữ ở mức cao. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 đẹp tại khu vực miền Tây Nam bộ đạt 115.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, giá sầu riêng Thái đẹp cao nhất vọt lên mức 175.000 đồng/kg. Giá sầu riêng cao khiến cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân là Trung Quốc càng khốc liệt...
Giá sầu riêng hôm naytại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 90.000 – 115.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 112.000-115.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 172.000 – 175.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 154.000 – 155.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 90.000 – 110.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 170.000 -173.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 150.000 – 153.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 90.000 – 110.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 170.000 -173.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 150.000 – 153.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảnggiá sầu riêng hôm naytham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 21/1. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Được biết, Trung Quốc hiện là thị trường chính tiêu thụ sầu riêng-loại trái cây ăn quả được trồng phổ biến tại nhiều các nước ở Đông Nam Á. Giá sầu riêng cao khiến cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân là Trung Quốc càng khốc liệt.
Năm 2021, giá trị nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng 82,4%, lên 4,205 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với năm 2017. Năm 2022, nước này cũng chi tới gần 4,4 tỷ USD để nhập sầu riêng.
Nhập sầu riêng rất nhiều song chỉ khoảng 10% người dân Trung Quốc được ăn sầu riêng vì giá quá đắt. Các chuyên gia cho rằng, hàng chục năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với dung lượng có thể đạt 20 tỷ USD vào năm 2025.
Thực tế, xuất sầu riêng sang Trung Quốc đang có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ có Thái Lan và Việt Nam bán sầu cho Trung Quốc mà Philippines cũng được xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc từ tháng 1/2023, sau khi có nghị định thư.
Malaysia cũng kỳ vọng sầu riêng tươi của nước này được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc từ năm 2024. Một thỏa thuận gồm 6 điểm liên quan đến sầu riêng đã được ký kết giữa hai nước vào tháng 10/2023. Malaysia xuất khẩu sầu đông lạnh vào Trung Quốc từ năm 2017.
Để giữ thị phần tại thị trường Trung Quốc, vụ sầu riêng năm 2023, Thái Lan đã quyết định nâng chất khô tối thiểu của sầu riêng lên. Họ mở tuyến vận chuyển đường sắt Thái Lan - Lào - Trung Quốc để đưa sầu sang Trung Quốc nhanh và tiết kiệm.
Tuy nhiên, Việt Nam vận chuyển sầu từ vùng trồng trong nước sang Trung Quốc gần, chỉ mất 1,5 ngày. Nhờ đó, sầu riêng Việt đảm bảo tươi ngon, chi phí vận chuyển lại rẻ hơn so với Thái Lan (vận chuyển 6-8 ngày), Malaysia và Philippines.
Về diện tích sầu riêng, chỉ có Thái Lan và Việt Nam là đối thủ. Malaysia và Philippines có diện tích nhỏ, sản lượng sầu xuất khẩu không đáng kể. Chưa kể, Malaysia có thế mạnh về sầu Musang King chín rụng nên rất khó xuất khẩu tươi; còn năng suất sầu của Philippines rất thấp, chỉ 5 tấn/ha, trong khi sầu Việt năng suất 20-30 tấn/ha.
Đáng nói, sầu riêng ở các nước chỉ có theo mùa, còn Việt Nam thu hoạch quanh năm nên lúc nào cũng có hàng xuất khẩu. Đây cũng là lợi thế của sầu riêng Việt Nam.
Để cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Việt Nam chỉ cần lưu ý việc đảm bảo chất lượng sầu riêng, coi đây là ưu tiên số 1. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, khi đó giá trị của trái sầu sẽ cao gấp nhiều lần.
Việt Nam cần nghiên cứu cho ra những giống sầu riêng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Ngoài xuất bán quả tươi, phải tính đến xuất khẩu sầu múi (sầu đã tách vỏ) thì vận chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.