Giấc mơ đã kết thúc đối với tài năng công nghệ Trung Quốc

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 02/01/2023 16:51 PM (GMT+7)
Cái gọi là “mùa đông internet” đang đe dọa sự thống trị của ngành đối với thị trường tài năng công nghệ của Trung Quốc.
Bình luận 0

Khi Aaron Wang gia nhập công ty truyền thông xã hội Trung Quốc ByteDance ở tuổi 25, cô nghĩ mình đã tìm được công việc mơ ước. Tại một thành phố ở miền đông Trung Quốc, Wang điều hành các dự án thu hút hàng trăm triệu lượt xem trên nền tảng Douyin của ByteDance, phiên bản TikTok của Trung Quốc. Cô cho biết khách hàng tôn trọng cô và bạn bè còn nhờ cô giới thiệu việc làm.

Ngoài mức lương hậu hĩnh, cô ấy còn được hưởng các đặc quyền tại văn phòng, chẳng hạn như đồ ăn nhẹ miễn phí và quà lưu niệm của công ty, như cốc, túi tote và pin dự phòng. Cô mô tả các đồng nghiệp của mình là những người trẻ năng động, từng làm giáo viên dạy khiêu vũ hoặc người mẫu thời trang. Công ty thì có một nền văn hóa hòa nhập - một điều hiếm thấy ở những nơi làm việc ở Trung Quốc.

Trong hai năm, Wang nói mọi thứ đang diễn ra hoàn hảo. Sau đó, vào cuối năm 2021, ByteDance đột ngột ngừng hoạt động mảng kinh doanh mà cô ấy đang làm việc, yêu cầu nhóm của cô ấy lựa chọn giữa chuyển địa điểm hoặc bị sa thải. Wang đã phải nghỉ việc để ở lại với gia đình cô.

Wang đã nhận được một công việc mới tại công ty thương mại điện tử JD.com vào tháng 3 năm 2022. Trong quá trình phỏng vấn, người quản lý của cô, người đã làm việc ở đó 8 năm, đảm bảo với cô rằng công ty không hề xem nhẹ việc sa thải nhân viên.

Không lâu sau đó, Wang tham gia một cuộc gọi video cùng với hơn 100 nhân viên khác, bao gồm cả người quản lý về việc bị sai thải. Wang nói với tờ Rest of World rằng: "Tôi thậm chí không thể nói với bố mẹ tôi về điều này".

Nhân viên đi bộ bên ngoài trụ sở của Tencent ở Thâm Quyến, Trung Quốc vào ngày 4 tháng 8 năm 2020. Tencent và Alibaba được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Hình ảnh Chen Yihang/VCG/Getty.

Nhân viên đi bộ bên ngoài trụ sở của Tencent ở Thâm Quyến, Trung Quốc vào ngày 4 tháng 8 năm 2020. Tencent và Alibaba được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. Hình ảnh Chen Yihang/VCG/Getty.

Có thể thấy, trong hơn một thập kỷ, nhiều nhân viên công nghệ trẻ, có trình độ học vấn cao của Trung Quốc đã đặt mục tiêu gia nhập một trong những gã khổng lồ internet của đất nước — những công ty như Alibaba, Tencent, Baidu, JD.com và gần đây là ByteDance. Các công việc công nghệ đi kèm với tất cả các đặc quyền: lương cao, tiền thưởng lớn, uy tín xã hội và quyền chọn cổ phiếu có khả năng biến nhân viên thành triệu phú trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng tiếp theo.

 Nhưng thời hoàng kim đó dường như sắp kết thúc. Ngành công nghệ Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với các cuộc đàn áp theo quy định, các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt do Covid-19 cũng như sự suy giảm chung trong đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng. Các công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm cả Alibaba và Tencent đang công bố mức tăng trưởng doanh thu chậm nhất trong nhiều năm, và sa thải nhân viên với tốc độ chưa từng thấy. Hai gã khổng lồ công nghệ được cho là đang lên kế hoạch sa thải hàng chục nghìn nhân viên.

Trong khi đó, ByteDance đã sa thải hàng trăm người làm việc trong lĩnh vực trò chơi và công nghệ giáo dục. Gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing, bị tố trong một cuộc điều tra an ninh mạng, đã tiến hành sa thải toàn công ty. Xiaohongshu, một nền tảng truyền thông xã hội giống như Instagram, đã cắt giảm ít nhất 9% nhân viên của mình và các trang web phát trực tuyến trò chơi Huya và DouYu đã đồng loạt sa thải hàng trăm người. Zhihu, một nền tảng tương tự như Quora, ước tính đã sa thải 20% lực lượng lao động của mình, gây ra tranh chấp về trợ cấp thôi việc.

Giấc mơ đã kết thúc đối với tài năng công nghệ Trung Quốc - Ảnh 2.

Chính phủ của Tập Cận Bình đã đàn áp những gã khổng lồ công nghệ tiêu dùng, tập trung vào các hành vi chống độc quyền, vi phạm quyền riêng tư dữ liệu và nội dung được coi là nội dung kỹ thuật số thô tục/ bất hợp pháp. Hình ảnh: @Greg Baker/AFP/Getty.

Tài năng công nghệ Trung Quốc háo hức làm việc tại Nhật Bản, doanh nhân Tokyo nói

Với việc Trung Quốc tiếp tục đàn áp các doanh nghiệp dựa trên internet, một doanh nhân có trụ sở tại Nhật Bản nhìn thấy cơ hội vàng để tuyển dụng các kỹ sư công nghệ Trung Quốc- họ vốn đang thất vọng vì triển vọng mờ nhạt ở quê nhà.

Luo Youhong, người sáng lập công ty khởi nghiệp quảng cáo kỹ thuật số Tokyo Inc, đã dành 8 tháng ở Trung Quốc trong năm 2022 để huy động vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và các thành phố khác tại quốc gia tỷ dân. Anh ấy nói khoảng 30 người trong số họ chỉ đơn giản là từ chối nghe anh ấy nói về hợp tác internet.

"Cuộc trò chuyện kết thúc ngay khi tôi đề cập rằng hoạt động kinh doanh của chúng tôi dựa trên internet", Luo nói.

Luo, người gốc Hoa, thành lập công ty khởi nghiệp của mình vào năm 2017 khi còn là sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Tokyo. Công ty cung cấp các video quảng cáo bên trong thang máy, bao gồm cả việc chiếu chúng trên cửa ra vào, thông qua liên doanh với nhà phát triển bất động sản Mitsubishi Estate.

Cho đến nay, hệ thống này đã được lắp đặt tại khoảng 1.800 địa điểm. Khi công việc kinh doanh đang trên đà phát triển, Luo bắt đầu một chuyến đi dài ngày đến Trung Quốc để tìm nguồn linh kiện máy chiếu, nghiên cứu xu hướng công nghệ ở đó và quan trọng nhất là tìm cách huy động vốn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Nhưng các công ty đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác tại Trung Quốc mà anh gặp "chỉ quan tâm đến 'công nghệ sâu' như chất bán dẫn và vật liệu mới", Luo nói. Trung Quốc đã đàn áp các doanh nghiệp dựa trên internet trong những năm gần đây và thúc đẩy tăng sản xuất chất bán dẫn trong nước - trọng tâm của cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng với Mỹ.

Luo Youhong, một doanh nhân có trụ sở tại Nhật Bản đã thành lập một công ty khởi nghiệp chiếu quảng cáo video bên trong thang máy. (Ảnh của Shuhei Yamada).

Luo Youhong, một doanh nhân có trụ sở tại Nhật Bản đã thành lập một công ty khởi nghiệp chiếu quảng cáo video bên trong thang máy. (Ảnh của Shuhei Yamada).

Ở một góc độ khác, Luo nhận ra rằng những người anh gặp đều nhảy vào chủ đề thị thực Nhật Bản dành cho những người lao động có tay nghề cao. "Các kỹ sư tài năng không còn có thể chuyển đến Mỹ vì căng thẳng song phương, vì vậy họ đang chuyển hướng sang Nhật Bản", Luo nói.

Chính phủ Nhật Bản đã và đang mở rộng chương trình thị thực, được thiết kế ưu tiên cho các chuyên gia có chuyên môn về công nghệ, quản lý và các lĩnh vực khác, như một cách để thu hút nhiều tài năng nước ngoài hơn cho đất nước.

Nhiều bằng chứng rõ ràng gần đây cho thấy nhiều doanh nhân và kỹ sư công nghệ Trung Quốc đang tìm cách chuyển ra nước ngoài, do không được khuyến khích bởi các quy định gia tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực này, thị trường trong nước đang biến động và các hạn chế khắc nghiệt về COVID-19. Trong khi đó, Nhật Bản được coi là một trong những điểm đến phổ biến nhất, sau Singapore, nơi tiếng Hoa được sử dụng rộng rãi hơn.

Luo cho biết anh đang chuẩn bị đưa các kỹ sư Trung Quốc đến Nhật Bản để lãnh đạo các mảng doanh nghiệp internet mới khởi nghiệp của mình. Đồng thời, anh ấy sẽ tìm kiếm nguồn vốn chủ yếu từ các nhà đầu tư Nhật Bản.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem