Giấc mơ đường nhựa

Thứ hai, ngày 29/11/2010 02:01 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Giao thông nông thôn ĐBSCL còn rất lạc hậu, đường đất, đường sỏi đỏ chiếm đến 90%, chất lượng xây dựng giao thông nông thôn còn tùy tiện không theo tiêu chuẩn nào...
Bình luận 0

Đó là thông tin được nêu tại hội thảo phát triển giao thông vùng ĐBSCL, diễn ra tại Bến Tre ngày 27-11 vừa qua.

Vựa lúa lớn nhất nước, vựa thủy hải sản giàu có, vựa trái cây phong phú, nhưng tất cả các loại vựa đó được đựng trong “cái vựa” miền Tây bí bách về giao thông. Các loại sản phẩm độc đáo và có lợi thế của vùng này đã không phát huy được tiềm năng, không khai thác được giá trị gia tăng, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là hệ thống giao thông quá lạc hậu.

Lúa gạo, trái cây và nhiều sản vật khác được các hộ nông dân nuôi trồng ở những vùng nông thôn, nhưng 90% đường sá là đường đất và đường sỏi thì vận chuyển các loại sản vật đó quá nhọc nhằn.

Ngoài những con đường đất như thuở cha ông đi mở mang 300 năm trước tồn tại đến nay, hệ thống đường nhựa nối các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM cũng rất lạc hậu. Đường hẹp, hai bên mọc lên nhiều khu dân cư, tốc độ đi lại của các loại phương tiện không cao. S

ản vật của vùng này vì thế mà mất giá. Điển hình như trái cây, người nông dân thu hoạch thủ công, đựng trái cây trong những sọt tre, chở từ vườn ra vựa bằng các loại xe thồ, đi trên những con đường đất gập ghềnh nên bị bầm giập ít nhiều.

Hàng hóa nông sản vận chuyển từ các tỉnh lên TP.HCM mất quá nhiều thời gian do giao thông kém, trái cây lại chịu thêm một lần bầm giập, chất lượng bị hạ thấp rất nhiều, tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch từ 20 – 25%. Giá trị của sản vật, hàng hóa bị xuống thấp, đối tượng chịu thiệt hại trước tiên là chính người làm ra nó.

Hệ thống giao thông lạc hậu kéo theo nhiều hậu quả khác ngoài yếu tố sản xuất và thu hoạch. Các doanh nghiệp không đầu tư vào ĐBSCL thì vùng đất này khó phát triển, người dân không có thêm việc làm, không thụ hưởng được các dịch vụ kèm theo khi nhà máy, khu công nghiệp phát triển.

Đường sá không được xây dựng thì không thể phát triển y tế, giáo dục. Trẻ em vùng nông thôn đi học trên những con đường đất, chưa kể có nhiều nơi sông suối cách trở, phải đi qua nhiều cầu khỉ, phải đến trường bằng đò. Trong điều kiện đó, chất lượng học tập, giảng dạy chắc chắn đều ở trình độ rất thấp.

Về y tế, một người bị bệnh cần cấp cứu, vận chuyển trên những con đường nhỏ hẹp, lổn nhổn thì cơ hội được cấp cứu có khi tuột khỏi tầm tay. Bệnh nhân không qua khỏi không phải vì bệnh nguy hiểm, mà vì phải đi cấp cứu trên những con đường lạc hậu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem