Giải mã bí ẩn về dấu chân kỳ lạ xuất hiện từ 3,7 triệu năm trước

Lê Phương (Express) Thứ sáu, ngày 03/12/2021 13:30 PM (GMT+7)
Bí ẩn hơn ba triệu năm cuối cùng đã được giải đáp sau khi các nhà nghiên cứu kiểm tra một vết chân của người tiền sử ở Tanzania.
Bình luận 0
Giải mã bí ẩn về dấu chân kỳ lạ xuất hiện từ 3,7 triệu năm trước - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã giải mã bí ẩn về dấu chân người tiền sử được tìm thấy ở Tanzania (Ảnh: Jeremy DeSilva/Shirley Rubin)

Được phát hiện vào năm 1976 bởi nhà khảo cổ học người Anh Mary Leakey, "dấu chân Lateoli" đã khiến các nhà nghiên cứu phải vò đầu bứt tai suốt nhiều năm. Những nhà khoa học khẳng định đây là "bằng chứng rõ ràng về việc đi thẳng" của người tiền sử có niên đại 3,7 triệu năm. Sau đấy, họ lại tìm thấy một bộ dấu chân khác lớn hơn ở một địa điểm gần đó (Địa điểm A), với các đặc điểm tương tự như của loài gấu.

Trong hơn 40 năm, các nhà khoa học đã tin rằng những dấu chân thứ hai không quan trọng bằng bộ thứ nhất - và họ đã nhầm.

Theo một cuộc khai quật lại tại Địa điểm A mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Dartmouth, Mỹ đã xác định chúng được tạo ra bởi một nhánh của con người thủa sơ khai - một loài hominid (họ Người) biết đi thẳng đứng.

Phát hiện được trình bày trong một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Nature.

Giải mã bí ẩn về dấu chân kỳ lạ xuất hiện từ 3,7 triệu năm trước - Ảnh 2.

Các dấu chân bí ẩn ban đầu được phát hiện vào năm 1976 (Ảnh: Shirley Rubin)

Tác giả chính Ellison McNutt cho biết: "Với các bằng chứng trong suốt 30 năm qua, những dấu chân bất thường này xứng đáng có một cái nhìn khác".

Giáo sư McNutt, tốt nghiệp từ Dartmouth và hiện đang giảng dạy trong Trường Cao đẳng Y học Xương khớp Di sản tại Đại học Ohio, đã bị cuốn hút bởi những dấu chân ở Địa điểm A.

Các dấu chân khác được tìm thấy tại Địa điểm G và S thường được cho là của Australopithecus afarensis - một trong những tổ tiên lâu đời và nổi tiếng nhất của loài người hiện đại.

Các khám phá ở khu vực Đông Phi cho thấy loài này sống cách đây từ 3,85 đến 2,95 triệu năm, có nghĩa là nó đã tồn tại lâu hơn loài người hiện đại, Homo sapiens khoảng bốn lần.

Các dấu vết từ Địa điểm A có khác biệt đáng kể so với những dấu chân khác được tìm thấy ở Lateoli.

Vào tháng 6 năm 2019, một nhóm các nhà nghiên cứu do đồng tác giả nghiên cứu Charles Musiba, phó giáo sư nhân chủng học tại Đại học Colorado Denver, dẫn đầu, đã đến Tanzania để kiểm tra lại các dấu chân tại Địa điểm A. Các nhà nghiên cứu đã khai quật lại và tiến hành kiểm tra tổng cộng năm dấu chân liên tiếp. Chúng được đo, chụp ảnh và quét 3D.  Sau khi so sánh các dấu vết này với dấu chân của gấu đen, tinh tinh và người, kết luận rất rõ ràng - các dấu chân đều được tạo ra bởi một con người sơ khai.

Là một phần của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đến thăm Trung tâm Gấu Kilham ở New Hampshire, Mỹ, nơi họ quan sát cách những con gấu đen nhỏ đi bằng hai chân sau. Những con vật được dụ bằng một bát nước sốt táo hoặc xi-rô cây phong, từ đó các nhà khoa học sẽ ghi lại dấu chân của chúng.

Sau khi ghi lại hơn 50 giờ video, các nhà nghiên cứu xác định rằng gấu đen đi bằng chân sau ít hơn 1% tổng thời gian nghiên cứu. Do đó, rất ít khả năng các dấu chân tại Địa điểm A là của gấu.

Jeremy DeSilva, tác giả cao cấp và là phó giáo sư nhân chủng học, nói thêm: "Khi gấu bước đi, chúng bước những bước rất rộng, đảo qua lại. Chúng không thể đi bộ với dáng đi tương tự như những vết chân ở địa điểm A, vì cơ hông và hình dạng đầu gối của chúng không cho phép chuyển động và thăng bằng như vậy".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem