Giải mã danh sách vũ khí hóa học Mỹ dùng ở Việt Nam

Thứ ba, ngày 01/01/2019 14:31 PM (GMT+7)
Dù tuyên bố chưa từng sử dụng vũ khí hóa học trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng trên thực tế Quân đội Mỹ vẫn âm thầm sử dụng thứ vũ khí giết người hàng loạt này và gắn cho chúng các mác "vũ khí phi sát thương".
Bình luận 0

img

Một trong những loại vũ khí hóa học được Mỹ sử dụng rất nhiều ở Việt Nam mà ít ai nghĩ nó lại được xếp vào dạng vũ khí hóa học, đó chính là bom Napalm. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Được xếp vào loại vũ khí hóa học do đây là một loại chất lỏng dễ bắt cháy, thường là xăng được dông đặc cùng chất kết dính tạo ra một chất cháy dạng keo. Khi bị dính bom Napalm lên cơ thể, nạn nhân chắc chắn sẽ bị thiệt mạng tại chỗ hoặc bị thương nặng và dẫn tới tử vong do nhiễm trùng sau đó. Nguồn ảnh: AP.

img

Không những vậy, quân đội Mỹ lại thường xuyên sử dụng loại bom này trong những khu vực đông dân cư. Đây là một thứ vũ khí cực kỳ khó kiểm soát, có sức công phá dựa nhiều vào hướng ném và hướng gió, khó có thể giả thiết được thiệt hại mà loại bom này gây ra trước khi ném nó xuống thực địa. Nguồn ảnh: AP.

img

Bức ảnh huyền thoại "Em bé Napalm" chụp ngày 8.6.1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình. Nguồn ảnh: AP.

img

Loại bom cháy này được Mỹ sử dụng nhiều ở Việt Nam một phần là để dẹp bỏ cây cối - thứ ngụy trang cực kỳ tốt của tự nhiên được Quân Giải phóng tận dụng triệt để. Nguồn ảnh: Tube.

img

Loại vũ khí hóa học thứ hai mà quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam là loại khí hơi cay. Loại khí này được xếp vào vũ khí phi sát thương và thường được sử dụng để tấn công vào đoàn người biểu tình. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Khí hơi cay gây chảy nước mắt, nóng bỏng mắt, ngạt thở, đau đầu choáng váng. Khi sử dụng với liều lượng cao, nạn nhân hít phải khí hơi cay sẽ bị sưng, phù nề cổ họng và khí quản, có thể dẫn đến việc chết ngạt trên cạn. Nguồn ảnh: Tube.

img

Quân đội Mỹ rất hay sử dụng loại vũ khí này ở những khu vực nhiều địa đạo của ta như ở đất thép Củ Chi hay sử dụng trong các cuộc giao tranh ở đô thị, buộc bộ đội ta phải ra khỏi nơi ẩn nấp. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Cuối cùng là thứ vũ khí hóa học kinh hoàng nhất Mỹ từng sử dụng ở Việt Nam dù rằng người Mỹ chưa từng thừa nhận hậu quả của loại vũ khí hóa học này - đó là chất độc da cam. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Được sử dụng để phát quang cây cối, thứ chất diệt cỏ này được cho là có những chất kịch độc, gây biến đổi và làm hỏng mã gen của nạn nhân xấu số chịu tác động, ảnh hưởng tới tận thế hệ con cháu của họ. Nguồn ảnh: History.

img

Điều dã man hơn đó là khi được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, cả phía ta và Mỹ đều không biết tới mức độ độc hại của loại vũ khí chết người này. Thậm chí phía Mỹ và quân đội Sài Gòn còn rải truyền đơn khẳng định, chất độc da cam không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nước bị nhiễm chất độc da cam vẫn có thể uống trực tiếp... thoải mái. Nguồn ảnh: Aircraft.

img

Tới khi chiến tranh qua lâu, những thế hệ con cái tiếp theo của những người trực tiếp tiếp xúc mới chất độc da cam ra đời với đủ mọi loại dị tật, người ta mới giật mình tìm hiểm về thứ chất độc hóa học kinh hoàng này. Thậm chí đến tận đời cháu của những người từng tiếp xúc với chất độc da cam cũng không thoát khỏi việc bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Vietnamorg.

img

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn khẳng định loại chất độc này không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và nhất quyết không chịu bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Nguồn ảnh: USAF.

img

Đây là một trong những thứ chất độc hóa học kinh hoàng nhất Mỹ từng sử dụng ở Việt Nam, dù hàng chục năm trôi qua các khu vực chịu tác động của chất độc da cam ở nước ta vẫn có thể gây nguy hiểm cho con người và ảnh hưởng của nó có thể kéo dài tới hàng trăm năm. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem