“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay

Thứ bảy, ngày 19/03/2022 06:26 AM (GMT+7)
Nếu hành khách từng nghe thấy phi hành đoàn “xướng tên” Jim Wilson hoặc Adam trên chuyến bay, đừng tưởng rằng người ta đang gọi ai đó. Hoặc nếu nghe thấy những cụm từ kỳ lạ như Air pocket, Cropdusting… thì hãy coi chừng!
Bình luận 0
“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 1.

Các mã (code) được phi hành đoàn sử dụng để duy trì sự bình tĩnh và trật tự trên khoang máy bay. (Ảnh: Shutterstock)

Mã (code) Jim Wilson có ý nghĩa khác hẳn mã (code) Adam hoặc Tom Cruise

Cách sử dụng những từ hoặc cụm từ kiểu như "mã" (code) mà đôi khi có vẻ kỳ lạ của phi hành đoàn, được tất cả các hãng hàng không thực hiện để tránh thông tin sai lệch khi máy bay đang ở độ cao hơn 9.000m.

"Các mã (code) được phi hành đoàn sử dụng để duy trì sự bình tĩnh và trật tự trên khoang máy bay"- Amanda Pleva (tiếp viên hàng không và tác giả của chuyên mục "Crewed Talk column on Flyertalk.com") lý giải, đồng thời nói rõ thêm: "Chúng tôi được huấn luyện đặc biệt về các tình huống khẩn cấp và sự hoảng loạn, có thể khiến chúng tôi mất kiểm soát tình hình và dẫn tới thương vong".

“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 2.

Mã (code) Jim Wilson mang ý nghĩa u buồn mà có lẽ không hành khách nào muốn nghe thấy trên chuyến bay. (Ảnh minh họa: news.com.au)

Ở mức độ nhẹ hơn, mã (code) là những cái tên như Jim Wilson hay Adam chắc sẽ không khiến hành khách lầm tưởng là được song hành cùng người nổi tiếng trên chuyến bay, như khi nghe tiếp viên nhắc tới tên của nam tài tử Hollywood Tom Cruise.

Nói "Tom Cruise trên máy bay" là mã (code) các tiếp viên hàng không sử dụng để xác định vị trí của bình cà phê và bình trà, trong số những chiếc bình T&C (đựng Tea - trà và Coffee - cà phê) giống hệt nhau đặt trên xe đẩy chuyên dụng chở bữa ăn trên khoang máy bay.

“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 3.

Mã (code) Adam được các nhân viên sân bay sử dụng để thông báo cho nhau về trường hợp trẻ em "mất tích". (Ảnh: Getty)

Mã (code) Adam được các nhân viên sân bay sử dụng để thông báo cho nhau về trường hợp trẻ em "mất tích". Adam là tên của cậu bé Adam Walsh 6 tuổi rưỡi - nạn nhân vụ bắt cóc tại Hollywood Mall ở Florida năm 1981, sau đó bị sát hại. Đây là một trong những vụ án gây chấn động nước Mỹ thời đó.

Còn mã (code) Jim Wilson chỉ một thi thể được chuyên chở trên chuyến bay. Mã (code) Jim Wilson xuất phát từ Jim Wilson Trays (những chiếc khay Jim Wilson), thường được sử dụng làm hòm vận chuyển thi thể bọc trong đá lạnh. Hầu hết các hãng hàng không đều có thể vận chuyển thi thể, với mỗi năm có khoảng 50.000 thi thể những người tử vong xa nhà, được vận chuyển bằng máy bay về gia đình để làm tang lễ.

“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 4.

Mã (code) Deadhead chỉ một thành viên phi hành đoàn đang làm nhiệm vụ, nhưng ngồi trên chuyến bay như hành khách. (Ảnh: Mirror)

Theo bà Sara Marsden - Tổng biên tập website US Funerals Online - hãng hàng không American Airlines có cả bộ phận American Airlines Jim Wilson Service - dịch vụ trợ giúp các nhà tang lễ. Sân bay Schiphol ở Thủ đô Amsterdam của Hà Lan có nhà xác riêng, nơi xử lý khoảng 2.000 thi thể mỗi năm.

Những mã (code) ngọt ngào hoặc mang tính cảnh báo!

Có những mã "code" ngọt ngào được các tiếp viên sử dụng như Bob (để chỉ cho nhau các hành khách dễ gây cảm tình), hoặc Hot coffee (cà phê nóng - chỉ hành khách điển trai) trên chuyến bay. Ngược lại cũng có những mã "code" mang tính cảnh báo, ví dụ như Cropdusting ("rải bụi", "xì hơi") - ám chỉ những hành khách thô lỗ, gây rối…

“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 5.

Mã (code) Bob hoặc Hot coffee chỉ những hành khách điển trai hoặc dễ gây cảm tình. (Ảnh: Alamy)

Ở một cấp độ khác, nếu nghe thấy cụm từ Air pocket thì không có nghĩa là hành khách sẽ sử dụng "túi khí", mà đó là mã (code) nói về hiện tượng xóc vì máy bay đi vào vùng nhiễu loạn không khí.

“Giải mã” tên gọi Jim Wilson, Adam và những cụm từ kỳ lạ trên chuyến bay - Ảnh 6.

Mã "code" Air pocket ("túi khí") nói về hiện tượng xóc vì máy bay đi vào vùng nhiễu loạn không khí. (Ảnh: Mirror)

Còn nếu nghe thấy cụm từ Deadhead thì hành khách đừng hốt hoảng, vì đó là mã (code) chỉ một thành viên phi hành đoàn đang làm nhiệm vụ, nhưng ngồi trên chuyến bay như hành khách. Người này có thể đang trở về nhà sau một chuyến bay, hoặc tới sân bay nào đó để lên chuyến bay khác…



Linh Quyên (The Sun)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem