Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tháng 11.1956, Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ Trung Quốc đến thăm Myanmar, Ấn Độ, Campuchia để tăng cường hợp tác với các nước thuộc thế giới thứ ba, đồng thời công bố với thế giới 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình của Trung Quốc.
Tối 9.12.1956, Ấn Độ tổ chức tiệc chào mừng Chu Ân Lai tại Kolkata, đồng thời tổ chức tiệc chiêu đãi báo chí, trong đó có đề cập đến vấn đề Đài Loan quay về với đại lục.
Chu Ân Lai nói: Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tranh thủ Tưởng Giới Thạch, nếu Tưởng Giới Thạch có cống hiến, ông ấy có thể căn cứ ý nguyện của bản thân để ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc.
Có nhà báo hỏi: Nếu Tưởng Giới Thạch về đại lục thì có thể xem xét cho ông ấy một chức Bộ trưởng hay không?
Chu Ân Lai đáp: “Bộ trưởng quá thấp. Nếu Trưởng Trung Chính quay về tổ quốc, tuyệt đối không thể ở vị trí thấp hơn chức Thủ tướng”.
Đây là lần đầu tiên Chu Ân Lai tuyên bố với bên ngoài về chính sách đối với khả năng Tưởng Giới Thạch quay về đại lục.
Trước đó vào tháng 8.1956, Chu Ân Lai thông qua những nhân sĩ yêu nước như Chương Sĩ Chiêu làm trung gian đã bí mật liên lạc với nhà đương cục Đài Loan, nói rõ những suy nghĩ về đường lối sau khi Đài Loan quay về với đại lục, đồng thời tuyên bố “chúng tôi có thành ý, có thể kiên nhẫn chờ đợi”.
Trong cuốn Tưởng Giới Thạch Truyện ký có đoạn viết: “Chu Ân Lai bí mật đề nghị Quốc Dân Đảng: sau khi Đài Loan quay về, Quốc Dân Đảng vẫn có thể lãnh đạo Đài Loan đồng thời sẽ để Tưởng Giới Thạch tìm một vị trí thích hợp”.
Mùa xuân năm 1956, Mao Trạch Đông cũng ủy thác Chương Sĩ Chiêu bay đến Hong Kong, thông qua người đồng hương Hồ Nam là nhà báo Hứa Hiếu Viêm ở Hong Kong, đồng thời là một nhân viên giấy tờ tài liệu của Tưởng Giới Thạch, để gửi cho Tưởng Giới Thạch mấy điểm ý kiến về việc hy vọng Tưởng quay về đại lục đồng thời đề xuất hai đảng “tái hợp tác”.
Mấy điểm đó gồm:
Thứ nhất: Đài Loan sau khi quay về với tổ quốc, ngoài quyền ngoại giao cần thống nhất trung ương ra thì các quyền quân sự, chính trị, dân sự đều thuộc Tưởng Giới Thạch.
Thứ hai: Chi phí kiến thiết kinh tế Đài Loan nếu không đủ thì sẽ do chính phủ Trung ương hỗ trợ.
Thứ ba: Cải cách xã hội có thể từ từ, chờ điều kiện chín muồi sẽ tiến hành hiệp thương và tôn trọng ý kiến Tưởng Giới Thạch.
Thứ tư: hai bên không phái gián điệp sang nhau cũng như các hành động phá hoại đoàn kết”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.