Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Quyết định số 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” ngày 26/7/2022 (NCCS) đã đưa ra lộ trình hướng tới mức phát thải ròng bằng không.
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược bao gồm “Giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế”.
Sáng 27/7, tại Khách sạn Sheraton Hanoi West, Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng xanh Intech Việt Nam (Intech Energy) đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Xanh hóa" năng lượng trong sản xuất với giải pháp bền vững cho tương lai.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến, câu chuyện được đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp, tổ chức nhìn nhận và đánh giá rõ hơn các xu hướng, kinh nghiệm cũng như tốc độ chuyển đổi năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng xanh tại Việt Nam và trên thế giới. Nhằm giúp các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh, sạch, góp phần cùng các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - NET ZERO.
Ông Hoàng Hữu Thắng - Chủ tịch HĐQT Intech Energy khẳng định, đơn vị rất tâm huyết về việc xanh hóa năng lượng trong sản xuất để hướng tới giảm phát thải khí nhà kính, mục tiêu Net Zero tại Việt Nam.
Nêu ra những khó khăn từ doanh nghiệp, ông Trần Văn Nhơn – Tổng Giám đốc Intech Energy cho biết, dù nhiều nỗ lực, nhưng trong quá trình triển khai, các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp không ít khó khăn.
"Tôi đặt ra các mục tiêu doanh nghiệp cần phải giải quyết, gồm: Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; Cạn kiệt nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học; Chính phủ và các tổ chức đã có quy định siết chặt về phát thải khí nhà kính, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sản xuất; Chi phí năng lượng ngày càng tăng", vị Tổng Giám đốc nói.
Theo ông Nhơn, hiện các doanh nghiệp đang tích cực dịch chuyển năng lượng toàn cầu, trong đó chú trọng tăng sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ sản xuất, theo dõi, góp ý vào chính sách quốc tế và quốc gia về giảm phát thải, phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng và quản lý tiêu thụ năng lượng.
Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Lý Đức Tài - Phó Viện trưởng Viện khí nhà kính Việt Nam đã giải thích rõ cho các doanh nghiệp về các giải pháp năng lượng và trao đổi tín chỉ các-bon thông qua việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải tại doanh nghiệp.
Ông Tài cho biết, hiện Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho việc hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0. Theo quyết định mới nhất, sẽ có 2.166 doanh nghiệp buộc phải giảm khí nhà kính, giảm phát thải. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ và thực hiện sớm nhất có thể.
"Theo nghiên cứu từ Viện chúng tôi, để hướng tới mục tiêu Net Zero, đầu tiên và đơn giản nhất, doanh nghiệp phải sử dụng năng lượng tái tạo hoặc mua bán điện sản xuất từ năng lượng tái theo cơ chế DPPA. Việc này tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sau đó, cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, triển khai hệ thống quản lý, tối ưu hóa mức tiêu thụ và sử dụng nguyên liệu đầu vào thân thiện với môi trường", ông Tài nói.
Cuối hội thảo, các đại biểu và khách mời tham dự đã có phần tạo đàm, thảo luận trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn với nhiều thông tin hữu ích và các góc nhìn thực tiễn, mới mẻ liên quan đến phát triển năng lượng xanh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.