Nhà nước tổ chức, bỏ công sức, tiền của đưa NLĐ về nước. Về đến nơi hỗ trợ mỗi lao động 1 triệu đồng. Đây là hỗ trợ kịp thời. Với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đi thời gian ngắn quá, chưa bù đắp được chi phí, chúng tôi đang giao Cục Quản lý lao động ngoài nước nghiên cứu đề xuất hỗ trợ, tạo việc làm trong nước cho họ. Giải pháp nữa là cho họ chuyển sang làm ở thị trường khác. Malaysia cũng là một trong những thị trường được nhắm tới cho những lao động này.
|
Lao động từ Libya trở về nước tại Sân bay Nội Bài. |
Hiện NLĐ thắc mắc thời điểm khoảng 2 tuần sau khi về nước sẽ thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp phàn nàn chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa thanh lý được?
- Tôi khẳng định không có quy định nào đưa ra yêu cầu 2 tuần phải thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, tinh thần chung là phải khẩn trương thanh lý. Trong việc này, DN cũng bị vướng, liên quan đến chính sách. Bản thân DN cũng muốn được hỗ trợ thiệt hại. Việc hỗ trợ ấy lại nằm trong phần thanh lý hợp đồng. Hiện nay, họ đang chờ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề quyết định không phải chỉ có riêng Bộ LĐTBXH, mà còn liên quan tới các bộ, ngành khác và phải báo cáo tiếp.
Trong trường hợp này, do sự cố không ai tính đến nên NLĐ cũng phải bình tĩnh và tập trung để chuẩn bị cuộc sống mới. Hiện chúng tôi đã chỉ đạo các Sở LĐTBXH, các địa phương, tổ chức tạo điều kiện về việc làm cho NLĐ.
Nhiều doanh nghiệp có ý kiến đã đóng Quỹ hỗ trợ và trong tình huống này, họ phải nhận được hỗ trợ từ Quỹ?
Hiện Bộ LĐTBXH đã xây dựng phương án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm được ban hành việc hỗ trợ cho lao động từ Libya về nước. Tuỳ theo đối tượng sẽ có mức hỗ trợ khác nhau. Theo thống kê, số lượng người đi Libya mới được 6 tháng khoảng dưới 15% và khoảng 300 lao động thuộc 62 huyện nghèo được điều chỉnh theo Quyết định 71.
Ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH)
- Việc hỗ trợ DN như thế nào hiện vẫn đang phải tính toán. Thực tế cho thấy, trong tất cả các quy định hiện có, chưa có xử lý cụ thể trong tình huống bất khả kháng. Chúng ta nói hỗ trợ nhưng những hỗ trợ bình thường, thường xuyên đã có quy định. Song trường hợp này quá mới, hỗ trợ những gì, bao nhiêu cho DN còn phải trao đổi với nhau. Luật đã có quy định về vấn đề này nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể. Không ai lường trước được tình huống như thế này xảy ra.
Trước mắt, quỹ đã chi hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ lao động (mỗi người 1 triệu đồng). Quỹ cũng đã xuất tiền tạm ứng cho các DN.
Hiện nay, vấn đề việc làm cho lao động về nước đã giải quyết tới đâu, thưa ông?
- Hiện tại đã có hơn 10 DN đăng ký tuyển dụng tới 16.000 lao động. Tuy nhiên, làm việc ở đâu còn tuỳ thuộc lựa chọn của NLĐ. Thực tế, nhiều lao động có nguyện vọng là chờ ổn định ở Libya để được đi tiếp. Bởi thu nhập ở Libya cao hơn nhiều thị trường khác, mỗi tháng thu nhập 7- 8 triệu đồng. Theo các DN, số lao động đăng ký đi lại khá nhiều. Việc thúc đẩy thị trường Malaysia và các thị trường lân cận có nhiều tiềm năng cũng nhằm giải quyết việc làm cho lao động từ Libya trở về và đạt mục tiêu về XKLĐ trong năm 2011.
Thanh Xuân (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.