"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần?

Thứ tư, ngày 06/10/2021 16:33 PM (GMT+7)
Kiến Quốc Đại vương Trần Tự Khánh nổi tiếng có tài kinh luân, mưu lược quyết đoán, cầm quân vững chắc. Ông được xem như người xây dựng nền móng triều Trần nhưng cũng bị đánh giá là một tay "gian hùng" trong sử Việt.
Bình luận 0
"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 1.

Kiến Quốc Đại vương Trần Tự Khánh (1175 - 1223) là người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông là con thứ của tướng Trần Lý, anh Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung và anh họ Trần Thủ Độ. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 2.

Chính sử thường kể đến cuộc đổi ngôi lịch sử với vai trò của Thái sư Trần Thủ Độ, thế nhưng ông là người đã kế tục những thành quả mà một tay Kiến Quốc Đại vương Trần Tự Khánh đã gây dựng suốt 14 năm vẫy vùng, đánh dẹp thiên hạ, kiến nghiệp nhà Trần. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 3.

Năm 1209, loạn Quách Bốc, Lý Cao Tông phải chạy khỏi kinh thành lên Quy Hóa (Phú Thọ ngày nay) còn Thái tử Sảm (vua Lý Huệ Tông sau này) chạy đến nhà Trần Lý, một thế lực lớn ở Hải Ấp (nay là xã Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình) và cưới con gái nhà này là Trần Thị Dung làm vợ. Thái tử Sảm phong cho Trần Lý tước Minh tự đem hương binh dẹp loạn. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 4.

Năm 1210, Trần Lý tử trận. Con thứ 2 là Tự Khánh lên thay, cai quản quân gia. Những năm sau này, Trần Tự Khánh là người nam chinh bắc chiến, đánh đông dẹp tây và đưa dòng họ Trần bước vào vũ đài lịch sử. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 5.

Năm 1211, Lý Huệ Tông lên ngôi, sách lập Trần Thị Dung làm nguyên phi; phong anh nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu (sử Nguyễn chép là Chương Tín hầu). Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 6.

Tuy nhiên Đàm Thái hậu, mẹ vua Huệ Tông khi đó rất ngờ dã tâm của người họ Trần nên tìm mọi cách để tiêu diệt Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 7.

Vua Huệ Tông không có chủ kiến. Một mặt ông giao hết binh quyền cho Trần Tự Khánh để dẹp các phiên trấn khác nên lệnh cho trăm quan văn võ đều phải nghe theo Chương Thành hầu. Nhưng mặt khác lại nghe lời mẹ nên dễ dàng đổi ý với Trần Tự Khánh. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 8.

Đầu 1213, Đàm Thái hậu ngầm hẹn các tướng đánh úp quân của Trần Tự Khánh. Nhưng Trần Tự Khánh là người mưu lược nên dễ dàng phản kích lại. Đại Việt sử lược chép: Trần Tự Khánh dẫn quân vào cung cấm đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi kéo về bến Đại Thông. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 9.

Sau vụ đó, Trần Tự Khánh tìm cách dàn hòa để về dưới trướng của Huệ Tông. Khi việc bất thành, ông đánh luôn kinh sư và tiếp tục xin theo dưới trướng vua nhưng không được đồng ý. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 10.

Thấy vua Huệ Tông không đồng ý, Trần Tự Khánh lập tức có đối sách khác là lập vua Lý khác lên ngôi. Việc tự ý lập vua khác trong khi vua cũ chưa truyền ngôi thời xưa được coi là đại nghịch bất đạo. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 11.

Tuy nhiên, năm 1216, loạn lạc xảy ra khắp nơi. Trước tình thế đó, Huệ Tông đành quay về nương nhờ anh em họ Trần. Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 12.

Tháng 12/1216, Trần thị được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều: Trần Tự Khánh làm Thái úy, khi xướng lễ không phải gọi tên. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 13.

Tháng 12/1223, Trần Tự Khánh đột ngột qua đời, thọ 39 tuổi, truy phong tước Kiến Quốc Đại vương. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận vai trò của ông trong việc gây dựng cơ nghiệp nhà Trần. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 14.

Về cơ bản, trong hơn 10 năm đánh đông dẹp bắc, Trần Tự Khánh đã dẹp hầu hết các thế lực cát cứ chống triều đình, chỉ còn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và Đoàn Thượng ở Hồng châu chưa trừ bỏ được hẳn. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 15.

Không những thế, ông còn để lại cho quân đội họ Trần một lực lượng sau này trở thành nòng cốt quân đội nhà Trần, đặc biệt là thủy quân đánh bại ba cuộc xâm lăng của quân Mông Nguyên. Ảnh: Tư liệu

"Gian hùng" nào đội trời đạp đất, góp công dựng nghiệp nhà Trần? - Ảnh 16.

Nhà Trần sau này có nhiều võ tướng quý tộc có tên tuổi trong lịch sử ViệtNam như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... nhưng Trần Tự Khánh chính là danh tướng đầu tiên của tông thất họ Trần. Ảnh: Tư liệu

 

Sơn Hà (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem