Trai Phúc Sen từ mươi, mười hai tuổi đã biết quai búa, 15 tuổi đã biết giữ bễ, chỉnh lửa, đến 18 tuổi có thể ra mở lò rèn riêng tự lập nghiệp. Nghề rèn không giúp người Nùng An giàu lên, nhưng nghề phụ lại là thu nhập chính. Tiền chợ, tiền học cho con, rồi đến tiền hiếu hỉ… cũng từ khoản thu bán những nông cụ rèn ra mỗi ngày.
Đồ rèn ở Phúc Sen khá đa dạng, từ dao nương, dao chặt đến cuốc thuổng, cày bừa… đều tinh xảo, bền chắc. Tự hào về nghề, hàng trăm năm nay người Nùng An ở Phúc Sen vẫn giữ cho bễ rèn đỏ lửa.
Nguyên liệu để rèn dao và nông cụ đều lấy thép từ nhíp ô tô.
Xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) có đến 10 thôn làm nghề rèn từ hàng trăm năm nay.
Thép đủ lửa là lúc cần nhiều người quai búa thật nhanh để tạo hình nông cụ.
Người Nùng An chỉ sử dụng than củi cho bễ rèn của mình. Nhiệt độ dưới 800 độ C sẽ giúp thép cứng mà không giòn.
Anh Nông Văn Minh học nghề rèn từ ông nội từ khi mươi, mười hai tuổi.
Có giá từ 80 - 180 nghìn đồng một chiếc, dao và nông cụ Phúc Sen bền tới 5 năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.