Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay

Thứ năm, ngày 30/05/2024 18:41 PM (GMT+7)
Giữa lòng TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) có một nơi sầm uất, nhộn nhịp suốt ngày, từng đoàn ghe chở gạch từ các tỉnh miền Tây đổ về, phân phối khắp tỉnh Cà Mau. Bà con thường gọi đây là “Chợ gạch của miền Tây”, chợ tồn tại hàng chục năm qua, là sinh kế của nhiều người dân lao động khắp nơi.
Bình luận 0

Giữa lòng TP Cà Mau có một nơi sầm uất, nhộn nhịp suốt ngày, từng đoàn ghe chở gạch từ các tỉnh miền Tây đổ về, phân phối khắp tỉnh Cà Mau. 

Bà con thường gọi đây là “Chợ gạch của miền Tây”, chợ tồn tại hàng chục năm qua, là sinh kế của nhiều người dân lao động khắp nơi.

Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ  chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay- Ảnh 1.

Nhân công sắp gạch lên đòn gánh, khối lượng phù hợp với khả năng gánh của mình.

Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ  chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay- Ảnh 2.

Bến gạch ở Phường 5, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) hằng ngày có hàng chục lao động từ khắp nơi đến đây làm việc.

Dù ngày nắng hay ngày mưa thì chợ gạch ở Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau vẫn nhộn nhịp như thế. 

Nơi đây có hàng chục công nhân thay phiên nhau gánh gạch từ sáng đến chiều, dù công việc nặng nhọc nhưng đổi lại họ có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Những người làm công tại chợ gạch không chỉ có sức khoẻ tốt, đôi vai rắn chắc mà còn phải khéo léo để bước vững trên những tấm ván để chuyển gạch lên xe tải mỗi ngày.

Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ  chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay- Ảnh 4.

Ðôi chân khéo léo đi trên những tấm ván bắc từ ghe gạch đấu nối đến bờ sông ở chợ gạch miền Tây trên địa bàn phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Anh Trương Thanh Mộng gắn bó với bến gạch này khoảng 25 năm. Anh chia sẻ, dù hiện tại sức khoẻ của anh không còn như thời trai trẻ nhưng mỗi ngày gánh được vài thiên gạch (mỗi thiên bằng 1 ngàn viên), kiếm được từ 500-600 ngàn đồng.

Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ  chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay- Ảnh 5.

Anh Trương Thanh Mộng, Phường 6, TP Cà Mau, (tỉnh Cà Mau) thu nhập khoảng 500 ngàn đồng/ngày từ bãi gạch này.

Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải ở TP Cà Mau đổ về đây để vận chuyển gạch cho khắp các công trình. 

Các “phu” gạch phải sắp từng viên gạch lên xe, sau đó theo xe gánh gạch giao tận công trình. 

Nhiều lao động chọn gắn bó công việc nặng nhọc này khoảng một thời gian, đến khi sức khoẻ không còn đảm bảo nữa thì họ chuyển sang việc khác phù hợp hơn.

Giữa một thành phố lớn nhất tỉnh Cà Mau có một cái chợ  chỉ bán một thứ vật liệu nhìn thấy là quen ngay- Ảnh 6.

Tại chợ gạch miền Tây, gạch được sắp xếp lên xe tải, sau đó sẽ được vận chuyển đi khắp Cà Mau (tỉnh Cà Mau).

Gạch được chủ ghe lấy từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long... về đây. Ghe gạch của ông Trịnh Văn Bảy, xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, dường như đã đi giáp các huyện của Cà Mau, nhưng nhiều nhất vẫn là bến gạch này vì có nhiều mối quen. 

Mỗi chuyến như thế ông vận chuyển hơn 70.000 viên gạch, bình quân mỗi viên gạch có giá khoảng 1.200 đồng (1 thiên gạch có giá 1,2 triệu đồng). Bình quân khoảng 3 ngày, các ghe gạch nối đuôi, thay phiên nhau về các tỉnh để lấy gạch.

Ông Bảy cho biết: “Ở đâu kêu gạch thì mình đi đó, có khi đi Ðầm Dơi, Năm Căn... Nghề này sống cũng được, đỡ hơn phải đi làm mướn cho người ta”.

Sau một buổi làm việc, những nhân công gánh gạch thư giãn, ăn uống tại đây. Mỗi người một hoàn cảnh, họ trân quý công việc của mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhật Minh (Báo Cà Mau)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem