Có những loại thực vật trông rất bình thường, thậm chí nhiều người còn tưởng đó là loại cỏ hoang. Nhưng thực ra chúng lại là một loại thảo dược quý, chẳng hạn như cây bạch cập - loại thực vật mà chúng ta đang nói đến. Bạch cập là một loài lan trong chi Bạch cập, lá của chúng có màu xanh, thân rễ chia nhánh hình cầu, dẹt, xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc ốp vào nhau thành 2 dãy, hoa màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn, quả hình nang thoi.
Mỗi năm vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, thân và lá sẽ khô héo, đây là lúc bạn có thể đào rễ của chúng lên.
Bạch cập là một loài lan trong chi Bạch cập.
Thân rễ là bộ phận duy nhất của bạch cập được dùng làm thuốc. Đem cắt bỏ gốc thân và rễ con, rửa sạch, đem đồ hoặc nhúng vào nước sôi cho đến khi mặt trong và thân rễ có màu trắng đục, rồi bóc vỏ ngoài phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô.
Bạch cập củ có hình bánh dày dẹt phẳng, có ngạnh. Mặt ngoài có vân nhỏ đồng tâm, chất cứng chắc, khó bẻ gãy, mặt cắt giống chất sừng. Loại củ mập dày, màu trắng đục, chất đặc rắn là loại tốt.
Bạch cấp có giá khoảng 60 tệ nửa cân.
Trong y học cổ truyền, bạch cập có vị đắng, ngọt, hơi dính, tính lạnh, không độc, có tác dụng bổ phổi, cầm máu, sinh cơ, làm tan máu ứ, hàn vết thương…
Hiện tại, bạch cập có giá lên tới 60 nhân dân tệ (khoảng 202 nghìn đồng) nửa cân trên thị trường, một mức giá cao so với các loại thảo dược thông thường. Đây là một loại thuốc thảo dược quý và có vị thế cao trong ngành y học Trung Quốc.
Loại mộc nhĩ này có thói quen sinh trưởng khá đặc biệt, chúng ta chỉ có thể được ăn chúng sau khi mưa tạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.