Hiện nay, để duy trì kết nối internet giữa nơi này sang nơi khác thì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ chọn hệ thống cáp quang, chẳng hạn như tuyến cáp quang AAG tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa)
Vấn đề là, việc đưa cáp quang từ một trạm này đến trạm khác sẽ yêu cầu một điểm trao đổi nội bộ, gây tốn nhiều thời gian và chi phí để chạy. Điều này đặc biệt chú ý khi triển khai internet đến các khu vực mới như Ấn Độ. Chính vì vậy, giải pháp mới từ Google hứa hẹn có thể khắc phục nhược điểm này của cáp quang.
Báo cáo từ Reuters nói rằng, hệ thống internet sợi quang của Google liên quan đến việc thiết lập các hộp điều khiển, với mỗi hộp cách nhau khoảng 20 km. Sau đó nó sử dụng hệ thống quang học, thường là laser, để kết nối các hộp lại với nhau.
Các hộp điều khiển này đảm nhận vai trò như tháp di động hoặc điểm hotspot Wi-Fi cho phép người dân truy cập internet bằng smartphone của mình. Theo Alphabet, các liên kết dữ liệu quang học có khả năng cung cấp tốc độ lên đến 20Gbps, nhiều hơn các hệ thống sóng vô tuyến truyền thống.
(Ảnh minh họa)
Dự án này là phần trong Project Loon của Alphabet - một ý tưởng sử dụng các quả khinh khí cầu khổng lồ để đưa internet không dây đến các vùng nông thôn. Công nghệ liên kết quang học có thể liên quan trực tiếp đến Loon, mặc dù Alphabet chưa cung cấp bất kỳ chi tiết nào về điều này.
Nếu đường truyền internet quốc tế đang bị chậm bất thường thì có thể là do ảnh hưởng của vụ đứt cáp quang biển...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.