Hà Nội còn "nợ" 13.887 sổ đỏ sau dồn điền đổi thửa

Đình Việt Thứ ba, ngày 08/08/2017 17:54 PM (GMT+7)
Đến nay, Thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên đến nay, thành phố vẫn còn hàng nghìn trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.
Bình luận 0

Chiều nay (8.8) tại cuộc họp báo thường kì của Thành ủy Hà Nội, đại diện Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới và Sở NN& PTNT Hà Nội đã có báo cáo về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

img

Bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tại cuộc họp báo. Ảnh: Đình Việt

Theo bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, trong 6 tháng đầu năm 2017 sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng, giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản tăng 2,25%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 18.631 nghìn tỷ đồng, tăng 2,85% so với cùng kỳ, trong đó trồng trọt tăng 3,36%, chăn nuôi tăng 1,78%, thủy sản tăng 5,5%.

Về kết quả xây dựng nông thôn mới, đến nay, thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, có 255/386 xã được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18 tiêu chí (tăng 6 xã so với quý I/2017), còn 38 xã đạt và cơ bản đạt 10 -14 tiêu chí.

img

Ông Chu Phú Mỹ - Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biết, mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng việc xây dựng nông thôn mới của Thủ đô vẫn có những khó khăn riêng. Ảnh: Đình Việt

Cũng theo bà Huyền, trong năm 2017 các huyện, thị xã và các xã tiếp tục tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương cấp 3 đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại các địa phương; xây dựng mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị cho các nhà văn hóa thôn đảm bảo sinh hoạt cộng đồng; cải tạo, nâng cấp, xây xựng mới các trạm y tế …

Trả lời câu hỏi, khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội là gì, ông Chu Phú Mỹ - Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất còn thiếu; nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu vẫn là nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

img

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân sẽ được TP. Hà Nội hoàn thành trong quý III/2017. 

Theo ông Mỹ, công tác đấu giá đất ở một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều, đặc biệt là huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân.

Ngoài ra, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội còn cho biết, hiện nay vẫn còn 13.887 trường hợp của 12 huyện, thị xã chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa. Đây là những trường hợp khó khăn, vướng mắc do chủ đất không hợp tác kê khai, người đứng tên giấy chứng nhận không có mặt tại địa phương, chủ đất đã chết, trong gia đình chưa thỏa thuận được di sản thừa kế, tranh chấp khiếu kiện không có giấy tờ...

Sở NNPTNT Hà Nội cũng cho biết, theo kế hoạch việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân sẽ được hoàn thành trong quý III/2017.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem