Đề nghị không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ

Ngọc Huyền Thứ ba, ngày 28/11/2023 09:18 AM (GMT+7)
Câu chuyện sáp nhập quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đến nay vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Trong mắt người dân, Hoàn Kiếm không chỉ là cái tên mà còn mang giá trị lịch sử, vì vậy mong muốn giữ gìn.
Bình luận 0

UBND TP Hà Nội vừa hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó, quận Hoàn Kiếm và 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập vì không đủ tiêu chí về diện tích, dân số. Ngay sau đó, trong phương án sắp xếp của UBND TP Hà Nội vừa hoàn thành, TP cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm.

Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sát nhập vì diện tích nhỏ

Quận Hoàn Kiếm được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng. Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng.

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ - Ảnh 1.

Thành phố Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì quận này có diện tích nhỏ.

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ - Ảnh 2.

Đến nay quận Hoàn Kiếm chỉ đạt 15% diện tích theo tiêu chuẩn mức quận.

Là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố Hà Nội nhưng quận Hoàn Kiếm là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của thủ đô. Di chuyển trong quận, đi qua các tòa nhà hoành tráng đến khu phố cổ chỉ tốn chừng 30 phút. Vào giờ cao điểm, người ở tứ phía đổ ra, các con đường bỗng trở nên chật ních.

Nhà ở Hoàn Kiếm san sát nhau, cũng vì vậy mà quận đủ tiêu chuẩn về dân số nhưng lại chỉ đạt 15% diện tích yêu cầu (tức 5,35km2). Đó cũng là lý do quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập.

Ngay lập tức, thông tin này khiến dân tình xôn xao. Đến nay, Hà Nội cũng cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm bởi đây là quận trung tâm hành chính, có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa.

Người dân muốn giữ quận nguyên vẹn

Quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới. Nhưng trong mắt người dân, Hoàn Kiếm không chỉ là một quận mà còn là nơi gìn giữ lịch sử, văn hóa nhiều đời.

 "Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm là đúng đắn. Với những người dân đã ở đây điều đời như chúng tôi thì giữ được cái tên chính là giữ được lịch sử. Hơn hết, tôi cảm thấy nơi này có những thứ rất riêng, không thể gộp chung với bất kỳ quận nào", bà Trần Thị Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ - Ảnh 4.

Nhiều người dân đồng tình với việc không sáp nhập quận Hoàn Kiếm.

Được biết, khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ bao gồm: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ, gắn với sự hình thành của khu 36 phố phường, có 5 cửa Ô từ đầu thế kỷ 20.

Một trong những lý do không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm mà Thành phố Hà Nội nêu ra cũng xác định tầm quan trọng của khu phố cổ Hà Nội. Theo đó, khu phố cổ đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Ngoài ra, quận có hai di tích quốc gia đặc biệt là đền Bạch Mã và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Đồng tình với lý do trên, ông Nguyễn Văn Tùng (người dân trên phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bộc bạch: "Hoàn Kiếm có rất nhiều di tích lịch sử, chính cái tên cũng gắn liền với truyền thuyết trả gươm. Đó là những giá trị mà chúng ta nên bảo tồn. Cái tên Hoàn Kiếm rất ý nghĩa, địa hình của quận lại rất đặc biệt. Tôi cho rằng cứ giữ nguyên như bây giờ là tốt nhất".

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ - Ảnh 5.

Chợ Đồng Xuân, một chợ nổi tiếng nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Ông Nguyễn Văn Hiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sống gần Hồ Gươm, có thói quen chụp ảnh hồ mỗi ngày như một cách ghi nhật ký, nói: "Ngày nào tôi cũng chụp ảnh phố phường Hoàn Kiếm nhưng không bao giờ thấy cũ. Người dân chúng tôi yêu mảnh đất này, yêu từ cái tên đến những dấu mốc lịch sử gắn liền với nó. Chúng tôi quyết tâm giữ Hoàn Kiếm nguyên vẹn và bảo vệ các giá trị văn hóa".

Nhiều người dân bày tỏ các lý do khác nhau về việc không nên sáp nhập quận. Có người cho rằng cái tên Hoàn Kiếm đã là "thương hiệu" không để bỏ của thủ đô, cũng có nhiều người lo ngại nếu sáp nhập sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp về giấy tờ.

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, nhiều người đồng tình ủng hộ - Ảnh 6.

Dù diện tích nhỏ nhưng quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội.

Dù vỏn vẹn chỉ 5,35km2 nhưng quận Hoàn Kiếm là nơi cất giấu bao thăng trầm lịch sử, tô đậm nét văn hoá cội nguồn dân tộc, giữ cho mảnh đất thiêng kinh kỳ Thăng Long xưa.

Đặc biệt, kinh tế quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, vượt so với kế hoạch TP giao (năm 2021, 2022 đạt hơn 14.000 tỉ đồng). Dựa vào tình hình trên, quận Hoàn Kiếm không nhất thiết phải sáp nhập theo đúng phương án đưa ra.

Thành phố Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm Đến nay quận Hoàn Kiếm chỉ đạt 15% diện tích theo tiêu chuẩn mức quận Nhiều người dân đồng tình với việc không sáp nhập quận Hoàn Kiếm Một góc bờ hồ Hoàn Kiếm, nơi tập trung đông đúc người dân đến vui chơi, giải trí Người dân sinh sống tại khu phố cổ cũng mong muốn quận được giữ như cũ Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm luôn là trung tâm giải trí, du lịch tại thủ đô Dù diện tích nhỏ nhưng quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem