Hà Nội kết nối sản phẩm đặc sản OCOP với du lịch

Tuấn Linh Thứ sáu, ngày 27/12/2019 14:30 PM (GMT+7)
Tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Sở NNPTNT Hà Nội, UBND quận Tây Hồ vừa tổ chức “Hội thảo quảng bá giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng, miền trên toàn quốc”.
Bình luận 0

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, đến nay, Hà Nội có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn… Trong năm 2019, Sở NNPTNT đã tổ chức 4 sự kiện kết nối tiêu thụ nông sản OCOP và đặc sản vùng miền, được doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng đánh giá cao.

img

 Du lịch sinh thái gắn OCOP là một giải pháp hiệu quả trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: T.L

Đặc biệt, Hà Nội có nền sinh thái nông nghiệp từ lâu đời, được mệnh danh là vùng “đất trăm nghề”, nên có rất nhiều lợi thế phát triển du lịch, nông nghiệp, nông thôn. Các huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Đông Anh, Ba Vì, Sóc Sơn… cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều sản vật địa phương và tồn tại nhiều làng nông nghiệp truyền thống là lợi thế để Hà Nội phát triển du lịch sinh thái gắn với Chương trình OCOP. 

Ông Đỗ Hoàng Thạch - Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, hiện nay, các sản phẩm OCOP của các tỉnh thành là các sản phẩm đặc thù, phần lớn được sản xuất tại các cơ sở sản xuất nhỏ, thậm chí “siêu nhỏ” nên còn loay hoay ở nhiều khâu. Ông Thạch đưa ra ví dụ: Cốm Làng Vòng có thương hiệu và được người tiêu dùng biết đến từ rất lâu, nhưng khi cần thực hiện các thủ tục để chuẩn hóa thành sản phẩm OCOP thì họ lúng túng. Vì vậy, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng trên thị trường cần có đầu mối hỗ trợ các cơ sở này hoàn thiện hồ sơ sản phẩm OCOP. 

Ông Đỗ Hoàng Thạch nhấn mạnh thêm, chúng ta cũng nên đặt giả thiết, sản phẩm OCOP sống được hay không sau khi đã được bình chọn và chấm điểm? Cho nên việc kết nối, xây dựng điểm quảng bá sản phẩm OCOP là hết sức quan trọng. Hà Nội cần kết nối giới thiệu sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành và ngược lại. Đặc biệt, sản phẩm OCOP phải gắn với các điểm tham quan, du lịch để thu hút khách trong và ngoài nước.

TS Ngô Kiều Oanh-đại diện Công ty TNHH ATC Việt Nam cho rằng, khi gắn các sản phẩm OCOP với du lịch nông nghiệp, Chương trình OCOP sẽ có thêm động lực phát triển vì “kéo” khách hàng xuống tận nơi có quy trình sản xuất, chế biến, thương mại để thưởng ngoạn.

Bà Oanh đề nghị, các cơ quan quản lý của Trung ương, Hà Nội cần sớm xây dựng một vài mô hình thí điểm du lịch nông thôn gắn kết sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem