Các quận chậm vào cuộc
Ông Lê Thiết Cương cho hay, giai đoạn 2010-2015, 12 quận đã hỗ trợ cho 4 huyện 95,5 tỷ đồng, từ năm 2016 đến nay các quận mới hỗ trợ 284,9 tỷ đồng. Tiêu biểu nhất có thể kể đến quận Thanh Xuân hỗ trợ 3 huyện (Ba Vì, Đông Anh, Thanh Oai) với tổng kinh phí 141 tỷ đồng, trong khi so với các quận thuộc khu vực trung tâm, kinh tế của Thanh Xuân còn khá khiêm tốn.
Nhiều hộ dân ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây phật thủ. Ảnh: Hải Đăng
"Các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng NTM, phấn đấu có thêm 4 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM gồm Gia Lâm, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất. Đồng thời các địa phương phải tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các địa phương đạt chuẩn".
Bà Ngô Thị Thanh Hằng
|
"Hiện nay, nguồn thu của một quận có khi ngang bằng với cả chục huyện, nhưng khi ngân sách cấp huyện đã chi tới 11.438,7 tỷ đồng để xây dựng NTM thì tổng kinh phí các quận hỗ trợ cho huyện mới chỉ đạt 380,4 tỷ đồng. Một tỷ lệ bất cân xứng vô cùng so với nguồn lực dồi dào của các quận"- ông Cương khẳng định.
Theo ông Cương, khi tiến hành xây dựng NTM, TP.Hà Nội đã xác định đầu tư ngân sách không dàn trải mà có trọng tâm, trọng điểm. Chỉ tính từ năm 2016 đến hết tháng 3.2018, ngân sách đã đầu tư 25.093,3 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó ngân sách T.Ư 58 tỷ đồng, thành phố là 10.667,6 tỷ đồng, huyện 11.438,7 tỷ đồng, xã 680,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách lên tới 2.248,9 tỷ đồng.
Ông Cương cho biết thêm, mặc dù nhiều nơi gặp khó khăn, song các huyện không trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền cấp trên mà đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp cho xây dựng NTM. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, đã huy động được 2.248,9 tỷ đồng.
Phấn đấu đạt nhiều mục tiêu
Nói về thành tích của TP.Hà Nội trong xây dựng NTM, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng cho rằng, thành phố đã có cách làm bài bản, sáng tạo trong xây dựng NTM, không chỉ phát huy tính chủ động, nội lực của các huyện, mà còn huy động được sự tham gia của các quận nội thành. Từ kết quả xây dựng NTM đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn lên 38 triệu đồng/người/năm.
Để Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, nhiệm vụ đột phá từ nay đến năm 2020 là phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn.
Để làm được điều đó, Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng NTM, nông thôn điển hình tiên tiến bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng cũng lưu ý, các quận nội thành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng NTM cho các huyện, thị xã. Đồng thời, các huyện, thị xã chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 - 2020 tập trung quyết liệt xây dựng, hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, phấn đấu hết năm 2020, toàn thành phố có 12/18 huyện, thị xã và 95% tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM.
"Đặc biệt, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi và chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy việc hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ gắn với việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân” – bà Hằng nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.