Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo Kết luận điều tra bổ sung do Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) ban hành trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm, C01 đã đề nghị truy tố với Nguyễn Thanh Bình (SN 1975, là bạn cùng quê với ông Quyết).
Kết luận điều tra nêu, từ 2010, Bình là Thành viên HĐQT, phụ trách công bố thông tin của Công ty CP Tập đoàn FLC, kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và thương mại KLF (từ năm 2012 đến năm 2018) thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC; Chủ tịch HĐQT Công ty Alaska (năm 2013), Công ty TNHH Thương mại và Nhân lực Quốc tế FLC (năm 2018), Công ty Golf FLC Biscom (năm 2018), Công ty TNHH Newland Holdings Việt nam (từ năm 2013 đến năm 2014), Công ty CP Công nghệ OTP (từ năm 2012 đến năm 2017), Công ty BOS (từ năm 2012 đến năm 2014); từ 16/4/2016 đến 05/5/2017, là Thành viên HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros; Chủ tịch Công ty RTS từ ngày 21/6/2014 đến 21/3/2016 (sau khi RTS tăng vốn lên 800 tỷ đồng).
Được Trịnh Văn Quyết giao giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty RTS nhưng không điều hành hoạt động Công ty RTS, mặc dù không biết số vốn điều lệ thực góp của các cổ đông là bao nhiêu nhưng theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty RTS, Bình vẫn ký biên bản, Nghị quyết số 01 ngày 29/02/2016 thông qua chủ trương chuyển nhượng 80.000.000 cổ phần của các cổ đông Công ty RTS với số tiền 800 tỷ đồng (thực chất chỉ có 400 tỷ đồng vốn thực góp) cho Công ty CP Xây dựng Faros để Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) làm thủ tục sáp nhập Công ty RTS vào Công ty CP Xây dựng Faros, làm tăng vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng Faros từ 3.500 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Trong lần tăng vốn thứ 3, theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế; ngày 01/9/2015, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty KLF, Bình ký 1 giấy rút tiền mặt số 0179, rút 5,032 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty KLF để Huế sử dụng nộp vào tài khoản mang tên Trịnh Văn Đại để quay vòng góp vốn khống vào Công ty CP Xây dựng Faros.
Tiếp đó, ngày 18/11/2015, sau khi Huế sử dụng danh nghĩa Nguyễn Văn Mạnh chuyển 92,35 tỷ đồng góp vốn vào Công ty CP Xây dựng Faros, Huế tiếp tục sử dụng rút tiền ra khỏi Công ty CPXây dựng Faros bằng cách chuyển khoản 92 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP Đầu tư tài chính và quản lý tài sản Magnus Capital (tên cũ của Công ty RTS). Sau đó, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Magnus Capital Bình ký 03 ủy nhiệm chi chuyển tiếp 127,35 tỷ đồng sang tài khoản của Công ty FLC Land để Huế tiếp tục chuyển tiền sang Công ty Huy Hoàng, sau đó rút tiền mặt nộp vào tài khoản của Mạnh để tiếp tục quy vòng lần 2 góp vốn vào Công ty CP Xây dựng Faros giúp nâng khống phần vốn góp của Mạnh tại Công ty CP Xây dựng Faros.
Để hợp thức hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty CP Xây dựngFaros; ngày 20/4/2016, Bình đứng hộ là cổ đông góp vốn vào Công ty CP Xây dựng Faros bằng hình thức ký hợp đồng (do Huế soạn sẵn) mua lại 50.000 cổ phần với giá trị 500 triệu đồng từ bà Đặng Thị Hồng (Bình không thanh toán tiền); ký cam kết nắm giữ cố phiếu ngày 11/7/2016 để Huế lập danh sách cổ đông làm hồ sơ đề nghị niêm yết; Từ ngày 03/2/2016 đến ngày 25/3/2021, với danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty RTS, Công ty FLC Quy Nhơn, Công ty KLF, mặc dù không điều hành hoạt động công ty, không có thỏa thuận giao dịch kinh tế nhưng Bình vẫn ký 18 ủy nhiệm chi khống chuyển 582,06 tỷ đồng đến Công ty SCO, Công ty CP Xây dựng Faros, Công ty Huy Hoàng và Công ty FLC Land để Huế sử dụng tạo dòng tiền chạy qua tài khoản của các công ty hạch toán kế toán hợp thức, che giấu việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống tại Công ty CP Xây dựng Faros.
Bình được Quyết cho 66.000 cổ phiếu (gồm 50.000 cổ phiếu ban đầu và 16.000 được chia cổ tức bằng cổ phiếu). Từ ngày 25/9/2018 đến ngày 03/10/2018, Bình sử dụng tài khoản chứng khoán của mình bán toàn bộ 66.000 cổ phiếu thu được 2.649.202.500 đồng.
Hành vi của Bình cùng những người liên quan góp phần giúp Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ Công ty CP Xây dựng Faros để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3.620.722.083.518 đồng của các nhà đầu tư mua.
Tại Cơ quan điều tra Bình khai nhận hành vi của mình như đã nêu trên, nhưng không thừa nhận mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết. Bình được Trịnh Văn Quyết cho 66.000 cổ phiếu, bán thu được 2.649.202.500 đồng. Bình sau đó đã tự nguyện nộp lại toàn bố số tiền trê. Cơ quan điều tra xác định hành vi của Bình đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế.
Một bị can khác là Nguyễn Tiến Dũng (SN 1975, là bạn của Trịnh Văn Quyết), bắt đầu làm việc ở FLC từ năm 2010 với vai trò là giám đốc các công ty thuộc Tập đoàn FLC.
Từ ngày năm 2014 đến năm 2015, ông này được Trịnh Văn Quyết giao giữ chức vụ Tổng Giám đốc, đại diện pháp luật; từ năm 2015 đến năm 2017 giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros.
Nhà chức trách xác định dù thực tế không phát sinh các hoạt động kinh tế nhưng theo chỉ đạo của Doãn Văn Phương, từ ngày 26/4/2014 đến ngày 16/01/2015, Nguyễn Tiến Dũng ký khống 05 hợp đồng ủy thác đầu tư, cho vay và 32 chứng từ (ủy nhiệm chi, phiếu chi, giấy rút tiền mặt) với tổng giá trị hơn 1,3 tỷ đồng để Huế làm thủ tục rút tiền, chuyến tiền tạo dòng tiền chạy qua tài khoản của Công ty CP Xây dựng Faros và các công ty, cá nhân khác để hợp thức việc góp vốn khống và sử dụng vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros.
Dũng cùng Trịnh Văn Đại, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros ký Thông báo số 02/TB-VH ngày 24/4/2014 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đăng ký thay đổi vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của Doãn Văn Phương, Dũng ký hợp đồng khống nhận chuyển nhượng 30.000 cổ phần từ Đặng Thị Hồng nhưng không phải thanh toán tiền để đứng tên là cổ đông Công ty Faros trong hồ sơ niêm yết, ký cam kết nắm giữ cổ phiếu ngày 11/7/2016 để lập hồ sơ đăng ký niêm yết. Thực tế, Dũng không được hưởng số cổ phần trên mà chủ yếu do Huế quản lý, sử dụng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.