|
Chất lượng VSATTP thuỷ sản đang được giám sát thường xuyên. |
Giám sát, kiểm tra toàn diện đối với thực phẩm
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (CLNLTS), Bộ NN&PTNT, trong nửa đầu năm nay, Cục này đã thực hiện Chương trình giám sát các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi với số lượng mẫu phát hiện có dư lượng cấm và kháng sinh hạn chế sử dụng chiếm 0,54% tổng số mẫu 1.661 mẫu lấy ngẫu nhiên, giảm 0,73% so với cùng kỳ năm 2009.
T
rong thời gian tới, cần phải phân cấp về cho địa phương quản lý gian lận, vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Bởi các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành có đi kiểm tra thực chất cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa", không mang lại kết quả nhiều.
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Cũng trong thời gian này, Cục Quản lý CLNLTS đã thực hiện 539 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của các cơ sở chế biến thuỷ sản, nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp bị xếp loại C, D (chiếm 0,55%).
Theo nhận định, điều đáng lo ngại nhất hiện nay trong công tác kiểm soát chất lượng thuỷ sản là việc bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu, vì thế, Cục Quản lý CLNLTS đã thành lập các Tổ công tác ngăn chặn tạp chất để kiểm tra việc thực hiện của các địa phương và tụ điểm "nóng" tại các địa bàn trọng điểm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, VN cũng đã đón tiếp 4 đoàn thanh tra của Ucraina, Nhật Bản, Trung Quốc, Ai Cập vào kiểm tra chất lượng VSATTP đối với thuỷ sản của nước ta. Song song với các chương trình kiểm tra này, Cục Quản lý CLNLTS cũng đã tổ chức 2 đoàn công tác sang kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tại hai nước xuất khẩu là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhìn chung, theo đánh giá hoạt động giám sát thường xuyên đối với riêng lĩnh vực thuỷ sản thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia đã được duy trì ổn định bằng việc triển khai các hoạt động thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để có kế hoạch xử lý vi phạm.
Tăng cường bộ máy quản lý VSATTP
Mặc dù bộ máy quản lý chất lượng VSATTP đã được kiện toàn ở T.Ư, song cho đến nay bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác VSATTP tại các địa phương vẫn chưa đồng bộ và thiếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý chưa đảm bảo yêu cầu. Mặt khác, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún của người dân cũng làm hạn chế công tác kiểm tra, giám sát chất lượng VSATTP.
Cục Quản lý CL NLTS cũng cho rằng, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp, VSATTP chưa đủ sức để răn đe đối với các đối tượng vi phạm, nhất là các hoá chất độc hại đã bị cấm nhập lậu vẫn chưa được kiểm soát có hiệu quả. Kinh phí hoạt động cho công tác bảo đảm VSATTP còn hạn chế, nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí cho công tác này.
Do đó, Cục Quản lý CLNLTS đã đề nghị Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương nhanh chóng hình thành và ổn định tổ chức quản lý về chất lượng an toàn VSTTP nông, lâm, thuỷ sản và lực lượng thanh tra chuyên ngành đủ năng lực và có thẩm quyền ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: "Hệ thống văn bản pháp luật, quy định trong quản lý vật tư nông nghiệp chúng ta đã có, tuy nhiên, đã xuất hiện sự chồng chéo, vênh gây nên sự bất cập. Vì vậy, cần xử lý hàng hóa vi phạm tận gốc, không thể duy trì việc xử lý vi phạm theo kiểu "hớt ngọn" như thời gian qua". "Nếu phát hiện hàng hóa vi phạm phải truy xuất đến nơi sản xuất. Nếu tiếp tục vi phạm lần 2, lần 3 thì phải xử lý nghiêm, rút giấy phép kinh doanh" - ông Phát đề xuất.
Lê Hân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.