Tại lễ kỷ niệm 6 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản và Hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2018” do Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức, đã có rất khách mời kể về hành trình tìm con đầy gian nan của mình.
Trò chuyện với PV, anh Phạm Văn Thuỵ (38 tuổi) chia sẻ trình “tìm con” của hai vợ chồng anh kéo dài 10 năm.
“10 năm chạy chữa tìm con là những ngày buồn, những giọt nước mắt đau khổ, hi vọng rồi thất vọng. Lấy nhau từ năm 2008, giống như bao cặp vợ chồng, chúng tôi cũng mong muốn trong nhà có tiếng cười trẻ thơ nhưng không ngờ hành trình của chúng tôi thật gian nan”, anh Thụy chia sẻ.
Gia đình anh Thụy hạnh phúc vì tìm được con sau 10 năm.
Hành trình “tìm con” của vợ chồng anh Thụy bắt đầu từ sau 6 tháng kết hôn. Khi vợ chồng anh đi khám, bác sĩ kết luận cả hai đều bình thường. Song anh chị cũng không hiểu sao tin vui vẫn không đến với họ. Anh Thụy không nhớ vợ chồng mình đã uống bao nhiêu thuốc, đến khám bao nhiêu bác sĩ, đi đến bao nhiêu phòng khám, bệnh viện.
Anh Thụy kể, cứ nghe tin ai hiếm muộn mà có con là vợ chồng anh đều đến hỏi chữa ở đâu và như thế nào. Hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng, kiếm tiền, không may một bộ quần áo suốt 3 năm để có tiền đi chữa bệnh. Suốt 10 năm, 2 vợ chồng anh tiêu tốn mất 1,2 tỷ đồng tiền thuốc men để chữa bệnh.
Sau chạy chữa, vợ anh Thuy may mắn có thai 2 lần nhưng đều bị chửa ngoài da con và cắt một bên vòi trứng. Hai lần bơm tinh trùng vào tử cung, hai lần kích trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng 6 lần chuyển phôi đều thất bại.
Nhìn thấy gia đình khác con bồng cháu bé, tràn đầy tiếng cười, vợ chồng anh Thụy lại quyết tâm đi chữa để "tìm con" tiếp. Họ đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Bác sĩ tiếp tục chỉ định hai vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm.
7 phôi khi giã đông chỉ còn được 1 phôi, bác sĩ vẫn quyết định chuyển vào tử cung người mẹ dù biết khó.
Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với vợ chồng chị Hà khi bác sĩ thông báo chị có thai. Tuy nhiên, hành trình mang bầu của chị cũng không hề suôn sẻ như những phụ nữ khác.
Đến tuần thai thứ 29, vợ anh Thụy phải chuyển sang Bệnh viện Phụ Sản Trung ương theo dõi vì chị luôn trong tình trạng ít ối, ra máu, dọa sinh non. Đến khi thai được 35 tuần, chị phải mổ sớm và cháu bé được chăm sóc đặc biệt 20 ngày mới được trở về với bố mẹ.
Tương tự như vợ chồng anh Thụy, hành trình tìm con của vợ chồng anh Nguyễn Tùng Anh (SN 1980) và chị Dương Phương Linh (SN 1988, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã trải qua một quãng đường dài đầy chồng gai và đẫm nước mắt.
May mắn đã mỉm cười với gia đình chị Linh, anh Tùng.
Theo lời kể của chị Linh, anh chị kết hôn từ năm 2009 và 1 năm sau vỡ òa niềm vui khi chị mang bầu đứa con đầu lòng. Nhưng khi mang thai được 28 tuần, chị Linh đi siêu âm và được bác sĩ thông báo thai bị giãn cơ tim.
Hai vợ chồng chị chết lặng người khi bác sĩ khuyên phải đình chỉ thai để bảo vệ sức khỏe của người mẹ. Họ đau đớn vượt qua nỗi đau, gắng gượng đứng dậy.
Năm 2012, vợ chồng chị Linh một lần nữa nhận được tin vui khi chị có thai. Lần này, họ cẩn thận theo dõi, chăm sóc và kiêng cữ…Tuy nhiên đến tuần thai thứ 22, chị Linh lại nhận hung tin đứa con trong bụng lại bị giãn cơ tim và phải đình chỉ.
Liên tiếp 2 lần mất con, vợ chồng chị Linh đau đớn đến tột cùng, tinh thần suy sụp. Anh Tùng đã đưa vợ vào bệnh viện làm các xét nghiệm kiểm tra tổng thể.
Bác sĩ kết luận, vợ chồng anh đều mang gen bệnh tan máu bẩm sinh - đây chính là nguyên nhân khiến chị Linh phải đình chỉ thai 2 lần.
Gạt mọi nỗi đau, vợ chồng chị Linh lần này, vợ chồng chị tìm hiểu kỹ mọi thông tin về căn bệnh mình đang mắc. Tình cờ, họ tìm được nơi sàng lọc gen bệnh trước khi mang thai - Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.
May mắn đã mỉm cười, tháng 6/2017 họ chuyển phôi không mang gen bệnh lần đầu tiên và đã thành công. Kết quả của lần chuyển phôi đó chính là cậu con trai khỏe mạnh chào đời lúc thai được 36 tuần nặng 3,8kg.
Anh bảo tình yêu của anh là tôi, người anh muốn chung sống suốt đời là tôi...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.