Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khi nhắc đến "Phi tử hoàng gia" là mọi người sẽ nghĩ ngay đến những vẻ đẹp của "Hậu cung ba nghìn giai lệ", nhưng khi nhìn vào những bức ảnh về các phi tần vào cuối triều đại nhà Thanh, dường như mọi chuyện về nhan sắc các phi tử lại không như mọi người thường nghĩ.
Ví dụ như trong các bức ảnh về cung đình mà Từ Hy thái hậu lưu lại, những phi tần đứng cạnh Từ Hy chụp ảnh thực sự đã làm cho các độc giả của hậu thế cảm thấy vô cùng "sốc".
Nhan sắc thực sự của họ khác xa so với trong tưởng tượng của mọi người. Thậm chí, các phi tần với "nhan sắc khác xa tưởng tưởng" đó khi đứng chung khung hình với Từ Hy, đã vô tình làm nền cho vị thái hậu này, làm cho nhan sắc vốn đã ngoài 60 của Từ Hy bỗng chốc trở thành "Hoa dung nguyệt mạo".
Nếu như nói đến nhan sắc các phi tần khi đứng chung khung hình với Từ Hy, bị "nhan sắc của Từ Hy" lấn át nên thường bị "kém sắc" đi thì có thể coi như tình huống tình cờ.
Thế nhưng đến những bức ảnh chụp cá nhân của các phi tần cuối triều đại nhà Thanh cũng thường làm cho hậu thế cảm thấy khó tin sau khi xem xong.
Ví dụ như Cẩn Phi – phi tần của Hoàng đế Quang Tự, và cả phi tử mà Quang Tự hết mực sủng ái, lưu lại trong cuộc đời ông rất nhiều hồi ức, đó là Trân Phi.
Nếu cho rằng nguyên nhân các phi tần triều Thanh đều xấu như vậy là vì khi triều đình nhà Thanh tuyển chọn phi tử đã không tuyển chọn kĩ lưỡng, có lẽ bạn đã nhầm.
Nếu không tin, có thể nhìn vào bức ảnh vương triều nhà Thanh tổ chức tuyển tú nữ vào năm 1852, ngay cả vị thái hậu tiếng tăm lừng lẫy như Từ Hy cũng "bước ra" từ cuộc thi tuyển chọn tú nữ năm ấy.
Thế nhưng, khi nhìn vào nhan sắc "ai nấy đều như nhau" của dàn tú nữ tham gia tuyển chọn năm đó, sẽ hiểu ra rằng tại sao các phi tần nhà Thanh đều không đẹp như tưởng tượng, vậy nguyên nhân là gì?
Phi tần triều Thanh đều xuất thân từ tú nữ, và khi triều Thanh tuyển tú nữ, chủ yếu sẽ tuyển những cô gái xuất thân từ những gia đình là người Mãn.
Phàm là những cô gái người Mãn từ 13 đến 17 tuổi bắt buộc đều phải đến Hộ bộ (chức quan thời xưa, Trung Quốc) để làm hồ sơ ứng tuyển, sau đó sẽ tham gia cuộc thi 3 năm mới tổ chức 1 lần: "Tuyển tú nữ".
Từ năm của Càn Long đã đưa ra quy định, nếu đã là phụ nữ người Mãn thì đều phải tham gia cuộc thi, nếu không tham gia sẽ không được đi xem mắt, không được "thành thân".
Khi tham gia cuộc thi "Tuyển tú nữ", các cô gái bắt buộc phải mặc Kì trang (trang phục trong cung đình của phụ nữ Mãn Thanh, Trung Quốc), không được mặc các trang phục thông thường hàng ngày hoặc bất cứ loại trang phục nào khác.
Cứ như vậy, 5 đến 6 người trong 1 nhóm tham gia tuyển chọn. Và một điều gây ngạc nhiên là, trong các tiêu chuẩn tuyển chọn tú nữ của triều Thanh, nhan sắc của các cô gái lại tuyệt nhiên không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là: Dòng dõi và tình trạng gia đình, dòng tộc của người tham gia tuyển chọn!
Khi nói đến hương thức tuyển chọn này, Phổ Nghi – Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh đã nhớ lại và thuật lại rằng:
"Các cô gái khi tham gia tuyển chọn sẽ xếp thành các hàng, và để cho phu quân tương lai (Hoàng đế) đứng trước mặt để xem và chọn mặt, Hoàng đế ưng ai sẽ để lại trên người người được chọn 1 kí hiệu đặc biệt".
Cho đến khi lễ Đại hôn của Phổ Nghi được tổ chức, khi đó Đại Thanh đã diệt vong, do đó quy định cũng thay đổi, từ "tuyển mặt thật người thật", Hoàng đế sẽ tuyển chọn phi tần qua ảnh!
Khi ấy, Phổ Nghi đã "nhìn trúng" một cô gái nhìn khá "thuận mắt", đó là Văn Tú. Tuy rằng Văn Tú khá ưa nhìn nhưng gia thế lại bần hàn, vì vậy chỉ có thể làm phi tử của Phổ Nghi, không thể làm Hoàng hậu.
Trái ngược với Thục phi Văn Tú của Hoàng đế Phổ Nghi, Hoàng hậu Long Dụ của Hoàng đế Quang Tự lại có gia thế vô cùng hiển hách.
Long Dụ chính là cháu gái ruột của Từ Hy thái hậu; cha là Thị lang (chức quan tương đương với chức Bộ trưởng, Thứ trưởng ngày nay); bác trai là Tướng quân tại Quảng Châu, có quan hệ mật thiết với gia đình của Từ Hy.
Với địa vị như vậy, Long Dụ có thể ngồi vững ở chức vị Hoàng hậu trong một Hậu cung đầy rẫy những âm mưu thủ đoạn thâm hiểm như triều đình nhà Thanh.
Vận mệnh của các phi tần cũng rất thăng trầm, phía sau họ kéo theo biết bao lợi ích và sự tranh đấu của các gia tộc. Với "giá trị nhan sắc" như vậy, sẽ không ngạc nhiên khi mà những "người yêu lịch sử" cảm thấy vô cùng sốc khi nhìn vào những bức ảnh của những phi tần nhà Thanh.
Vào những năm của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, cho dù một người có nhan sắc đẹp đến đâu, muốn lên hình khi chụp ảnh thật đẹp, thật tương xứng với nhan sắc mà họ có cũng không phải là một chuyện dễ dàng.
Kĩ thuật chụp ảnh ở giai đoạn đó là kĩ thuật chụp sơ cấp nhất. Nếu như chúng ta tìm hiểu sâu về giai đoạn đó, với những bức ảnh được chụp bằng những kĩ thuật thô sơ ở các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, nhân vật trong những bức ảnh ấy nếu được coi là đẹp, thật lòng mà nói số lượng không nhiều!
Yếu tố giúp một người ở thời đại đó lên hình đẹp nhất không chỉ là cách chọn tư thế chụp hoặc cách chọn góc độ chụp, ngược lại yếu tố quan trọng nhất là: Quá trình thiết kế hình ảnh vô cùng tỉ mỉ dụng công của thợ chụp.
Ví dụ như một người vô cùng yêu thích chụp ảnh như Từ Hy thái hậu, vì sao với nhan sắc của Từ Hy khi lên hình lại có thể coi là "tạm chấp nhận được"?
Nguyên nhân là, mỗi lần khi Từ Hy chụp ảnh, bà đều trang điểm vô cùng kĩ lưỡng, thậm chí mỗi lần sau khi chụp xong bà lại thay một bộ đồ mới.
Sau khi "ra đời", những bức ảnh "khổng lồ" ấy sẽ một lần nữa được phối thêm màu sắc, biến chúng thành những bức ảnh đầy màu sắc tinh tế.
Ánh sáng, địa điểm chụp cũng là những yếu tố được đầu tư, chú trọng hàng đầu khi Từ Hy chụp ảnh. Trải qua vôn vàn các quá trình cân nhắc và lựa chọn công phu, tỉ mỉ, hậu thế mới có những ảnh "khá là đẹp" của Từ Hy để xem.
Tương tự như vậy, trong cùng một bức ảnh, để làm nổi bật lên hình tượng của Từ Hy, sẽ không thể thiếu việc phải "bổ sung" các phi tần hậu cung đứng bên cạnh vị thái hậu này, điều này cũng quan trọng như việc phải tô nền cho một bức tranh vậy!
Còn về chuyện địa vị và góc độ chụp hình không tương đồng, rất dễ hiểu, khi đứng cạnh một nhân vật đã được trang bị kĩ lưỡng mọi thứ để lên hình một cách rực rỡ tỏa sáng nhất như Từ Hy, nhan sắc của các phi tần đương nhiên sẽ bị làm mờ và giảm đi rất nhiều.
Đến những bức ảnh của Từ Hy còn như vậy, vậy những phi tần muốn lên hình đẹp bằng phương pháp chụp ở thời kì đầu và thô sơ nhất trong tiến trình phát triển của máy ảnh, thực sự là một chuyện vô cùng khó.
Bởi vì, với kĩ thuật chụp ảnh thô sơ thời kì đó, không chỉ là những phi tần hậu cung, và cả những cung nữ bình thường khi lên hình cũng đều như vậy, nhan sắc của họ sẽ bị mờ nhạt đi mấy phần.
Và một điểm mấu chốt phải bàn đến, đó là, muốn chụp ra những bức ảnh đẹp lung linh và chói lọi như Từ Hy, chi phí và giá thành cũng không hề thấp.
Máy chụp ảnh thời đó, toàn bộ các chất liệu để làm ra những bộ phận máy đều là hàng nhập khẩu, âm bản càng là một bộ phận đắt tiền nhất vì chất liệu của nó là thủy tinh.
Tính từ chất liệu máy đến quá trình chụp ảnh và cuối cùng là lên hình thành công, mỗi một phân đoạn tại thời điểm đó đều vô cùng tốn kém.
Và khi tìm hiểu, tham khảo về quá trình "cồng kềnh", tốn kém để làm ra một bức ảnh vào thời điểm đó, thời điểm mà Đại Thanh đang nằm trong mối nguy "nước sôi lửa bỏng", mới thấy rõ sự tiêu xài hoang phí cùng cực của vị Thái hậu "tai tiếng" Từ Hy, làm cho hậu thế cảm thấy thương xót đau lòng cho con dân Đại Thanh thời điểm đó.
Vì có quá nhiều người thích chụp ảnh, nên vào thời điểm đó, Hoàng thất Thanh triều đã gọi kĩ thuật chụp ảnh là "yêu thuật", đứng trước mối nguy bị bài trừ, kĩ thuật chụp đã nhanh chóng được được lưu truyền lại tại thời cận đại của Trung Quốc.
Cũng nhờ sự cố gắng lưu truyền kĩ thuật chụp trong thời đại đó mà ngày nay chúng ta mới có thể nhìn rõ vào một thời đại cách chúng ta hàng trăm năm.
Những bức ảnh về nhan sắc thật sự của những phi tần thời nhà Thanh là bằng chứng lật đổ suy nghĩ cố định "Phi tần cung đình rất đẹp" bấy lâu nay của chúng ta.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.