Thời gian vừa qua, người hâm mộ điện ảnh Hoa ngữ không khỏi ngán ngẩm với các bộ phim lạm dụng quá nhiều kĩ xảo điện ảnh "3 xu" với màu sắc lòe loẹt. Nhìn những bộ phim hiện nay, khán giả không khỏi nhớ về thời hoàng kim của điện ảnh Trung Quốc, khi mà nhân lực, tài chính và phương tiện hạn chế nhưng không hề ảnh hưởng đến ê-kíp đoàn phim cũng như quyết tâm của các nghệ sĩ.
Mới đây, câu chuyện hậu trường Tây Du Ký 1986 được tiết lộ sau 32 năm một lần nữa nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Được sản xuất vào thập kỷ 1980, với vốn đầu tư 6 triệu NDT (20 tỷ đồng), ở cái thời mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ lạc hậu, các diễn viên cũng chỉ nhận được thù lao tượng trưng, ít ỏi, những khó khăn, gian khổ suốt 6 năm liền mà đoàn làm phim Tây Du Ký đã phải trải qua để tạo nên một siêu phẩm truyền hình được yêu mến cho đến ngày nay khiến khán giả không khỏi khâm phục.
Dù thiếu thốn điều kiện, hạn chế về kĩ xảo nhưng đoàn làm vẫn luôn nỗ lực để tạo hình các nhân vật được bắt mắt nhất. Chỉ bằng phương pháp thủ công, diễn viên Mã Đức Hoa vốn gầy gò đã biến thành Trư Bát Giới to béo một cách vô cùng khéo léo.
Với kĩ thuật lúc bấy giờ, hầu hết những cảnh phim cần xử lí đồ họa đều được các nhân viên hậu trường tự tay thực hiện sau đó tiến hành dựng phim ghép hình theo phương pháp thủ công.
Vì thiếu thốn diễn viên và tính chất đặc thù của nhân vật nên hầu hết các cảnh quay của Tôn Ngộ Không đều do Lục Tiểu Linh Đồng tự mình thực hiện. Không ít lần nam diễn viên bị thương khi thực hiện những cảnh quay nguy hiểm, bị đứt cáp và thậm chí còn bị bỏng nặng phải nằm nghỉ 3 tháng khi quay cảnh bị Hồng Hài Nhi đốt cháy.
Không chỉ bận rộn trên phim trường, các nghệ sĩ còn cố gắng đóng góp ít nhiều cho đoàn phim ở phía sau hậu trường để giảm thiểu chi phí. Nếu trên phim Đường Tăng nhã nhặn, thư sinh, yếu ớt chỉ có thể ngồi trên ngựa Bạch Long để ba đồ đệ hộ tống thì ngược lại ở đời thực ông đảm nhận cả vai trò lái xe cho đạo diễn.
Được thực hiện ròng rã suốt 6 năm, hơn 1.000 cảnh quay kĩ xảo của Tây Du Ký thực chất đều là "sức người", công sức của toàn bộ nhân viên đoàn phim với mong muốn mang lại cho khán giả những thước phim hoàn hảo nhất. Tuy đã trở thành "kinh điển" không thể thay thế nhưng Dương Khiết - cố đạo diễn của phim thường xuyên luyến tiếc vì có nhiều cảnh trong phim vẫn chưa được như ý bởi thiếu thốn vật chất, kĩ xão thô sơ. Thế mới thấy những bộ phim ngày nay cần phải học tập rất nhiều "cái tâm" làm phim của Tây Du Ký.
Cảnh tắm suối từ Tây Du Ký bản kinh điển đến bản hiện đại nhất đều được ca ngợi nhưng có 2 phiên bản khiến người...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.