Hé lộ đại lý ô tô 3 cấp của VinFast, "cổ phiếu họ Vin" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng giá

Nguyên Phương Thứ ba, ngày 09/10/2018 17:35 PM (GMT+7)
Trong khi nhóm “cổ phiếu họ Vin” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gồm VIC, VHM và VRE đứng giá tham chiếu thì đà tăng trưởng của nhóm cổ phiếu dầu khí đã giúp chỉ số VnIndex ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 9.10 tăng 0,07 điểm (+0,01%) lên 996,19 điểm.
Bình luận 0

Cổ phiếu dầu khí giải cứu TTCK Việt Nam

Dù TTCK Việt Nam bước vào phiên giao dịch sáng 9.10 với sự hồi phục khá tốt, có thời điểm VnIndex đã lấy lại ngưỡng 1.000 điểm. Song những diễn biến trong phiên giao dịch chiều 9.10 lại khá ảm đạm. Chỉ có lực bán gia tăng cuối phiên mới giúp VnIndex quay đầu tăng điểm, thoát khỏi sắc đỏ khi chốt phiên hôm nay.

Phiên hôm nay, giá trị giao dịch của các cổ phiếu nhóm dầu khí đã tăng trở lại nhờ giá dầu tiếp tục tăng và đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung. Đây là động lực chính giúp VnIndex duy trì được sắc xanh nhẹ, trong khi kìm hãm lại đà giảm của HNX-Index.

Các cổ phiếu như GAS, PVS, PVD, PVB, PLX, OIL đều đóng cửa trong sắc xanh tăng điểm, thậm chí GAS, PVS, PVD đóng cửa gần mức giá cao nhất phiên. Trong đó, cổ phiếu GAS tăng 2,4% lên 119.300 đồng; PVD tăng 4,4% lên 20.350 đồng; PVS tăng 2,2% lên 23.200 đồng.

img

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9.10, VnIndex tăng 0,07 điểm (+0,01%) lên 996,19 điểm (Ảnh: I.T)

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9.10, VnIndex tăng 0,07 điểm (+0,01%) lên 996,19 điểm. Còn HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,07%) xuống 114,3 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 200,25 triệu đơn vị, giá trị 4.317,05 tỷ đồng, giảm 3% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên 8.10.

Khối ngoại trên thị trường vẫn duy trì trạng thái bán ròng ở sàn HOSE. Cụ thể, cổ phiếu VNM bị bán ròng 52,4 tỷ đồng. Tiếp đó, cổ phiếu VIC xếp vị trí thứ hai với giá trị bán ròng là 40 tỷ đồng. Trong khi cổ phiếu AAA và HPG đều bị bán ròng trên 20 tỷ đồng.

Áp lực chốt lời mạnh cuối phiên khiến nhiều mã bluechips giảm điểm, trong đó, những cổ phiếu trong nhóm VN30 tạo tác động tiêu cực nhất tới VnIndex là VNM giảm 1,6% về 130.900 đồng, MSN giảm 2% về 88.000 đồng, DHG giảm 2,5% về 91.500 đồng

Nhóm ngân hàng chỉ còn 3 mã tăng nhẹ là TCB, BID và VCB, còn lại đều giảm. Trong đó, MBB giảm mạnh nhất 2,9% về 23.500 đồng, khớp lệnh 12,85 triệu đơn vị. STB giảm 2,2% về 13.550 đồng và khớp 19,46 triệu đơn vị. Đây là 2 trong 3 mã thanh khoản cao nhất HOSE.

Tương tự là nhóm “cổ phiếu họ Vin” khi cả VIC, VHM và VRE đều đứng giá tham chiếu. VHM trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC còn tăng gần 3%.

Ngoài các mã dầu khí, một số mã lớn khác cũng tăng tốt để giúp duy trì sắc xanh cho VnIndex như VJC tăng 1,7% lên 143.000 đồng, PNJ tăng 1,8% lên 108.600 đồng, MWG tăng 1,2% lên 129.500 đồng, NVL tăng 2,2% lên 64.900 đồng.

img

Tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng hơn 400 tỷ đồng nhờ giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC tăng 1,7% lên 143.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 9.10. (Ảnh minh họa)

Sau phiên giao dịch hôm nay, tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam trên sàn chứng khoán đã có những sự thay đổi.

Trong khi tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ nguyên mức 69.935,42 tỷ đồng thì tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại tăng hơn 400 tỷ đồng nhờ giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC tăng 1,7% lên 143.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 9.10.

Còn tài sản của tỷ phú Trần Đình Long giảm khoảng 76,3 tỷ đồng (0,49%) do giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG giảm xuống còn 41.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch hôm nay.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hé lộ đại lý ô tô 3 cấp của VinFast

Từ ngày 9.10 tới 20.10.2018, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast sẽ tiến hành tuyển đại lý ủy quyền kinh doanh xe ô tô trên toàn quốc.

img

Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast sẽ tiến hành tuyển đại lý ủy quyền kinh doanh xe ô tô trên toàn quốc (Ảnh minh họa)

Hệ thống đại lý uỷ quyền kinh doanh của VinFast triển khai cùng lúc cả 3 mô hình: 1S (Bán hàng); 2S (cung cấp Dịch vụ và Phụ tùng) và 3S (Bán hàng và cung cấp Dịch vụ và Phụ tùng) nhằm tăng cường độ phủ và sự tiện lợi cho người tiêu dùng.

Trong đó, mô hình 1S được đặt ở các vị trí đắc địa trong các quận trung tâm, có diện tích mặt bằng tối thiểu 280 m2, mặt tiền 14m trở lên. Trong vòng bán kính 10km tính từ cơ sở 1S là mô hình 2S với tổng diện tích mặt bằng 1.800m2, mặt tiền từ 25m.

Mô hình 1S và 2S chỉ được áp dụng tại Hà Nội và Tp HCM. Riêng mô hình 3S được áp dụng ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc theo 2 tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể, tại Hà Nội và Tp HCM, mô hình 3S yêu cầu mặt tiền tối thiểu dài 25m, diện tích mặt bằng ít nhất từ 2.000 m2, trong khi ở các tỉnh thành còn lại, mô hình 3S sẽ có mặt tiền tối thiểu là 35m, diện tích mặt bằng từ 2.500m2 trở lên.

img

Tiêu chuẩn dành cho đại lý kinh doanh ô tô VinFast

Cùng với diện tích, các doanh nghiệp tham gia làm đại lý uỷ quyền kinh doanh xe ô tô VinFast còn phải đáp ứng các điều kiện về vị trí, mặt bằng như nằm ở các trục đường chính, giao thông thuận tiện, tầm nhìn thoáng rộng....

Về thiết kế, các cơ sở kinh doanh sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu của VinFast, hướng đến đem lại những trải nghiệm cao cấp, đồng bộ và nhất quán trên cả nước.

Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đẳng cấp, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ưu tiên những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường ô tô, có đầy đủ báo cáo thuế và báo cáo tài chính đã được kiểm toán minh bạch trong vòng 3 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các ứng viên còn phải cung cấp báo cáo và xếp hạng doanh thu bán hàng, doanh thu từ dịch vụ, phụ tùng theo hãng trong một năm gần nhất, nhằm đảm bảo khả năng kinh doanh hiệu quả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem