Hiện vật cổ
-
Các di sản khảo cổ học trên địa bàn TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là biểu hiện của sự trường tồn, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử với văn hoá và là nguồn tài nguyên quý giá của cộng đồng các dân tộc trong việc phát triển du lịch.
-
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm trọn trên Gò Đậu thuộc thôn Đông Hai, xã Vĩnh Mỗ, tổng Đông Lỗ, huyện Yên Lạc (sau này đổi là xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Di chỉ được phát hiện vào năm 1962, từ khi được phát hiện cho đến năm 1999, đã được các cơ quan nghiên cứu khảo cổ khai khảo cổ quật 6 lần...
-
Các chuyên gia còn phát hiện 156 hiện vật đá gồm đá cát kết, đá hoa cương, đá ong với nhiều loại hình, kích thước khác nhau; 522 hiện vật cổ xưa bằng đất nung, gồm các loại như bệ thờ, mảnh minh văn khi khai quật tháp Đại Hữu (tỉnh Bình Định) lần 2.
-
Cụm di tích chùa Linh Sơn; địa điểm khảo cổ mộ thuyền Việt Khê (một dạng mộ cổ) gồm 2 di tích là: Chùa Linh Sơn và địa điểm khảo cổ Việt Khê - nơi phát hiện loại hình di chỉ mộ táng có đồ tùy táng đầu tiên ở nước ta bên sông Kinh Thầy, thuộc thôn Ngọc Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
-
Di tích khảo cổ Cát Tiên là một quần thể các phế tích kiến trúc bằng gạch có quy mô rất rộng lớn, trải dài khoảng 15km theo tả ngạn sông Đồng Nai từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ và Gia Viễn (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng).
-
Tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm vụ bảo quản, gìn giữ hiện vật trong kho được cán bộ Phòng Nghiệp vụ bảo tàng phụ trách đảm nhiệm. Với sự tỉ mỉ, kiên trì, cách làm việc khoa học, họ chính là những người thầm lặng giữ “linh hồn” cho từng hiện vật cổ xưa...
-
Di chỉ khảo cổ học Thác Hai thuộc thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được phát hiện vào đầu năm 2020. Cuộc khai quật lần thứ hai đã xuất lộ các di tích gồm mộ táng, cụm gốm, hố đất đen và nền đất cháy. Di vật thu được nhiều nhất là mũi khoan với 1.596 tiêu bản...
-
Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm ở thôn Tịnh Mỹ (xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) gồm các hiện vật cổ, nhiều hiện vật bằng vàng ròng của hoàng gia Champa cách đây khoảng 4 thế kỷ với 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc Chăm.
-
Tại tháp cổ Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật cổ xưa hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài của văn hóa Óc Eo (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 sau Công nguyên).
-
Hang núi lửa C6-1 ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông là nơi có dấu hiệu sinh tồn của người tiền sử, sản xuất kim khí từ hàng trăm ngàn năm trước.