Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
VnIndex đảo chiều nhờ cổ phiếu ngân hàng
Sau khi VnIndex giảm 2,72 điểm trong phiên giao dịch sáng 29.1 do áp lực bán mạnh tập trung tại nhóm cổ phiếu VN30, TTCK Việt Nam bước vào phiên giao dịch chiều với sự đảo chiều của một số Bluechip. Chỉ số VnIndex tăng mạnh trong phiên ATC nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng đảo chiều tăng điểm.
Cụ thể, VCB tăng 2,2% lên 56.700 đồng; TCB tăng 1,1% lên 26.500 đồng; VPB tăng 1,5% lên 20.000 đồng; CTG tăng 2% lên 20.750 đồng; MBB tăng 1,2% lên 21.300 đồng...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29.1, VnIndex tăng 3,75 điểm (0,41%) lên 915,93 điểm. (Ảnh: TVSI)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29.1, VnIndex tăng 3,75 điểm (0,41%) lên 915,93 điểm. Còn HNX-Index tăng 0,06 điểm (0,05%) lên 102,37 điểm.
Khối ngoại trên TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục mua ròng 6,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 182,6 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại trên sàn HOSE mua ròng hơn 164,7 tỷ đồng.
POW đứng đầu danh sách được khối ngoại mua ròng với giá trị 37 tỷ đồng. VNM và CTG xếp sau với giá trị mua ròng lần lượt là 32,2 tỷ đồng và 23,8 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, EIB đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị bán ròng đạt 32,8 tỷ đồng. Trong khi đó, PLX, GAS và DXG đều bị bán ròng hơn 4 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch hôm nay, bộ ba “cổ phiếu họ Vin” tiếp tục có những đóng góp tích cực, giúp VnIndex tiếp tục duy trì sắc xanh. Trong đó, VHM tăng 1,1% lên 81.500 đồng; VIC tăng 0,2% lên 103.900 đồng; VRE tăng 0,5% lên 29.400 đồng.
Ngoài ra, một số mã bluechip kết thúc phiên giao dịch với sắc xanh như BVH, MSN, MWG, NVL...
Tài sản tỷ phú Trần Đình Long vẫn tiếp tục chuỗi ngày “giằng co” quanh ngưỡng 11.000 tỷ đồng
Sau phiên giao dịch hôm nay, tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam tiếp tục có sự biến động. Trong khi tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 144,79 tỷ đồng (0,19%) lên 75.220,39 tỷ đồng thì tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 134,81 tỷ đồng (0,62%) xuống 21.586,42 tỷ đồng.
Còn tài sản tỷ phú Trần Đình Long vẫn tiếp tục chuỗi ngày “giằng co” quanh ngưỡng 11.000 tỷ đồng sau khi giảm nhẹ 19,08 tỷ đồng (0,17%) xuống 11.332,25 tỷ đồng.
Hòa Phát đạt 8.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Năm 2018, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận doanh thu hợp nhất lên tới 56.500 tỷ đồng, tăng 21% so với 2017. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hòa Phát với con số 8.600 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch và so với năm trước.
Riêng quý IV.2018, toàn Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 14.500 tỷ đồng doanh thu và 1.760 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2018, Hòa Phát xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với trên 3,16 triệu tấn thép thành phẩm các loại
Trong đó, lĩnh vực thép (thép xây dựng, ống thép, tôn mạ) đóng vai trò chủ đạo, đóng góp tới 85% doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Hòa Phát đã xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với trên 3,16 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 5,3% so với năm 2017. Trong tổng sản lượng trên, thép xây dựng chiếm 2,37 triệu tấn, ống thép đóng góp 654.000 tấn, còn lại là tôn mạ kẽm, tôn mạ màu các loại.
Bên cạnh đó, năm 2018 thép Hòa Phát đã chinh phục được thị trường 14 quốc gia với sản lượng xuất khẩu thép xây dựng đạt gần 240.000 tấn, tăng 50,97% so với năm 2017. Mặt hàng ống thép cũng tăng đột biến tới gần 70% so với cùng kỳ.
Với kết quả tăng trưởng tốt so với năm trước cả về sản lượng tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu, Hòa Phát vững vàng ở vị thế số 1 trong ngành thép Việt Nam. Cả hai dòng sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là thép xây dựng và ống thép đều dẫn đầu thị trường với thị phần của thép xây dựng đạt 23,8% và ống thép 27,5%. Sản phẩm tôn Hoà Phát mới chính thức gia nhập thị trường được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao về chất lượng.
Các lĩnh vực kinh doanh truyền thống như Nội thất, Điện lạnh và Thiết bị xây dựng giữ đà tăng trưởng ổn định. Thép rút dây đang dần trở thành sản phẩm đóng góp chính cho Công ty Thiết bị phụ tùng Hòa Phát, công ty thành viên khởi đầu về máy xây dựng, khai thác mỏ.
Về bất động sản, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã bàn giao phần lớn số căn hộ dự án Mandarin Garden 2, bắt đầu bàn giao dự án Tòa nhà chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh – Hà Nội từ cuối 2018. Tích cực triển khai xây dựng dự án Khu đô thị Phố Nối tại Hưng Yên để chuẩn bị cho công tác bán hàng trong năm 2019, việc cho thuê hạ tầng các khu công nghiệp cũng có nhiều khởi sắc.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, sau 3 năm đầu tư, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã bước đầu ghi nhận những thành quả trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghệ cao, từ chăn nuôi tới thức ăn chăn nuôi đi vào ổn định. Doanh thu năm 2018 của mảng hoạt động này ước đạt mức tăng trưởng hơn 40% so với năm 2017.
Với kết quả kinh doanh khả quan, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long nộp ngân sách nhà nước 6.388 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2017.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.